Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long và lên thăm tàu kiểm ngư KN781 hiện đại nhất ASEAN |
Bài viết cho rằng, theo thông tấn xã Việt Nam, ngày 4 tháng 6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long ở khu vực gần Thủ đô Hà Nội, đã lên tàu chấp pháp lớp 2.000 tấn đang chế tạo.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, loại tàu chấp pháp này là “tàu kiểm ngư lớn nhất, hiện đại nhất ASEAN”, trong tháng 6 sẽ đưa vào sử dụng. Ngoài ra, thông tấn xã Việt Nam còn cho biết, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã bắt đầu chế tạo hàng loạt tàu cá vỏ sắt cho ngư dân.
Báo Trung Quốc phàn nàn rằng và bịa đặt cho rằng, nhìn vào tình hình Biển Đông hiện nay, những động thái này của Việt Nam chắc chắn là “tăng cường quân bị” nhằm đối phó Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long và lên thăm tàu kiểm ngư KN781 hiện đại nhất ASEAN |
Bài báo này bình luận rằng, điều đáng chú ý là, khi thị sát Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đội mũ cối quân dụng màu xanh truyền thống của Việt Nam, chi tiết này hầu như là ông muốn thể hiện “hình tượng cứng rắn”.
Hãng ITAR-TASS Nga cho biết, ngày 4 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đoàn đại biểu công tác chính phủ thị sát nhà máy đóng tàu Hạ Long.
Theo bài báo, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam gần đây đã hết sức cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ chế tạo tàu kiểm ngư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham quan tàu kiểm ngư KN781 đã chế tạo xong. Được biết, tàu này có lượng giãn nước trên 2.000 tấn, đuôi tàu có chỗ đậu máy bay trực thăng và nhà chứa máy bay. Tàu KN781 là tàu kiểm ngư “lớn nhất, hiện đại nhất” ASEAN hiện nay, dự kiến sẽ ra khơi thực hiện nhiệm vụ tuần tra vào tháng 6.
Ngoài ra, bài báo cho biết, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam chính thức triển khai kế hoạch chế tạo tàu cá vỏ sắt cho ngư dân. Hiện nay, chiếc tàu vỏ sắt đầu tiên đã đưa vào sử dụng. Tuy kinh phí chế tạo tàu vỏ sắt cao hơn 60% so với tàu vỏ gỗ, nhưng độ an toàn của nó rõ ràng được nâng lên.
Bài báo cho rằng, nhìn vào tình hình đối đầu giữa Trung-Việt xung quanh giàn khoan Hải Dương 981, tàu chấp pháp cũ hiện có của Việt Nam đã không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng, những tàu này có tốc độ chậm, độ cứng kém.
Trong khi đó, số lượng tàu kiểm ngư tương đối tiên tiến trên 2.000 tấn cùng loại với KN-781 chỉ có 3 chiếc, không thể đáp ứng nhu cầu “đối đầu trên biển”.
Báo TQ nhận định: Loại tàu kiểm ngư này (như tàu KN-781) của Việt Nam là loại tàu được Việt Nam chế tạo theo công nghệ của Hà Lan, hệ thống động cơ dựa vào nhập khẩu. Hiện nay, ngoài tàu KN781, còn có 1 chiếc số hiệu KN782 sắp hoàn thành chế tạo.
Còn tàu cá vỏ sắt là một sách lược “ứng phó khẩn cấp” khác của Việt Nam. Do số lượng, tính năng của các tàu lực lượng chấp pháp trên biển đều thiếu thốn nghiêm trọng, báo Trung Quốc vu vạ cho rằng “trong hành động xâm lược vùng biển Trung Quốc lâu dài” (đây là hoạt động chấp pháp đúng luật, không cần bàn cãi của Việt Nam – PV), Việt Nam buộc phải sử dụng lượng lớn tàu cá vỏ gỗ để đủ số lượng.
Theo bài báo, những tàu cá này là tàu cá “tự phát đến bắt cá” ở vùng biển liên quan, nhưng thực ra là “những tàu được trưng dụng lâm thời”.
So với tàu hải cảnh của Trung Quốc, những tàu vỏ gỗ này bất kể là khả năng đụng độ, khả năng vượt qua sóng gió, khả năng hoạt động liên tục trên biển đều kém.
Bãi đáp cho trực thăng ở đuôi tàu kiểm ngư KN 781 |
Bài báo bịa thêm và xuyên tạc cho rằng, cách đây không lâu, “tàu cá vỏ gỗ của Việt Nam chủ động đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc rồi bị chìm” (thực chất là Trung Quốc cho tàu đâm chìm tàu cá Việt Nam, thậm chí vô nhân đạo, ngăn cản không cho tàu Việt Nam cứu người). Vào thời điểm này, Việt Nam cấp bách chế tạo loại tàu cá vỏ sắt này, “dụng ý” rất rõ ràng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của báo Trung Quốc. Việt Nam hỗ trợ ngư dân chế tạo tàu vỏ sắt là đương nhiên, để ngư dân vừa yên tâm làm ăn, vừa trở thành những “chiến sĩ” kiên trì bám biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Cabin điều khiển của tàu kiểm ngư KN 781 |
Tàu Hải cảnh 1001 Type 718 lượng giãn nước 1.600 tấn của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. |