Du lịch

5 bí kíp giúp chuyến du lịch hè tiết kiệm mà vẫn vui

Ai cũng mong có một kỳ nghỉ thoải mái mỗi khi hè về. Nhưng để chuyến đi được như ý, không rơi vào cảnh cháy phòng hay ngậm ngùi chịu phí dịch vụ cao thì không phải ai cũng biết.

Dưới đây là 5 bí kíp để có một chuyến đi tiết kiệm mà vẫn vui.

Canh phòng khách sạn từ sớm

Mùa cao điểm, không sợ gì bằng sợ cháy phòng và đủ các loại phí dịch vụ bởi nhà nhà, người người đi du lịch. Để tránh những phiền toái này, ngoài việc đặt phòng sớm, chị Mai Anh (nhân viên marketing, Hà Nội) thường tận dụng các ưu đãi về du lịch từ ngân hàng.

“Mình vừa đặt phòng cho chuyến du lịch tháng 7 tới với chi phí 4,2 triệu. Đặt trên Agoda và thanh toán bằng thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa nên được giảm ngay 10% và hoàn tiền 30%. Tính ra tôi tiết kiệm được hơn 1,5 triệu nên tiền phòng cho chuyến nghỉ 4 ngày 3 đêm tại Nha Trang mất có hơn 2,6 triệu”, chị Mai Anh hồ hởi khoe.

Đặt phòng sớm và tận dụng ưu đãi từ ngân hàng là bí quyết du lịch tiết kiệm của nhiều người.

Chị cũng mách thêm: “Đây là ưu đãi Travel Joy+ của Maritime Bank và sẽ kéo dài đến hết tháng 5. Cứ đặt phòng tại website agoda.com/maritimebank vào các ngày thứ tư của tháng, chủ thẻ tín dụng du lịch Maritime Bank Visa sẽ được giảm 10% và hoàn tiền 30%, lên tới 1 triệu đồng”.

Mẹo này đã giúp chị tiết kiệm được một khoản không nhỏ (khoảng 30% chi phí so với bình thường) để dành tiền cho những chi tiêu khác.

Tận dụng tối đa phương tiện công cộng

Dân sành đi thường rỉ tai nhau khi đi du lịch, đặc biệt đi nước ngoài, nên tận dụng phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm… bởi tính tiện lợi và tiết kiệm.

“Ở Singapore có thẻ EZ-Link; đến Hong Kong thì dùng thẻ Octopus thông thường; Đài Loan có thẻ Easycard, Hàn Quốc có T-money hay London thì dùng Oyster… là bạn đã thoải sức di chuyển. Một số nước còn gộp luôn một thẻ có thể đi được cả xe bus, tàu điện, tàu cao tốc, thậm chí cả taxi nên rất tiện”, một tín đồ du lịch cho hay.

Ngay cả việc đi từ sân bay về khách sạn, nhiều người vẫn thích dùng phương tiện công cộng bởi chi phí chỉ bằng 1/3 so với việc di chuyển bằng taxi.

Còn gia đình anh Duy Minh (Trần Duy Hưng, Hà Nội) lại thường chọn đi bộ cho những quãng đường ngắn dưới 2 km. “Nếu đi đâu cũng nhảy lên taxi thì tốn kha khá. Thế nên với những khoảng cách ngắn, gia đình tôi hay đi bộ cho khỏe, lại có cơ hội giao lưu với người bản địa”.

Tích cực dùng đồ sẵn có

Khác với anh Duy Minh, chị Thanh Thảo (35 tuổi, TP.HCM) lại cắt giảm kha khá chi tiêu ăn uống. Theo chị, vừa để tránh lạ bụng, vừa tối giản chi phí cho khoản ăn uống thì mỗi lần đi du lịch xa, chị đều chịu khó mang theo một số đồ ăn như ruốc, bánh kẹo, mỳ tôm…

Kinh nghiệm chuẩn bị thực phẩm khô dự trữ từ nhà của chị Thảo xuất phát từ tour Malaysia năm kia, khi gia đình chị không quen với mùi cà ri - hương vị thường có trong các bữa ăn của người Malaysia.

Tận dụng đồ sẵn có là cách tiết kiệm kha khá chi phí.

Về nước uống, kinh nghiệm của chị Thảo là khách sạn thường cấp miễn phí cho mỗi phòng 2 chai nước suối/ngày. Những hôm bọn trẻ đi chơi nhiều, uống hơn bình thường, chị tận dụng luôn ấm đun siêu tốc của khách sạn để đun thêm nước uống. “Có đợt gia đình đi Singapore cả tuần, việc tận dụng ấm siêu tốc để đun nước cũng giúp tối giản chi phí bởi nếu mua thêm nước trong khách sạn chi phí gần như đắt gấp 4, 5 lần so với ở Việt Nam”, chị nói.

Hỏi thêm thông tin từ dân bản địa

Không hẳn vào những nhà hàng sang trọng, ăn xa hoa mới là tận hưởng kỳ nghỉ mà quan trọng nhất là lần ra được những quán ăn “tươi, ngon, bổ, rẻ”. Bạn chỉ cần làm quen với bất cứ người dân bản địa nào, hỏi xem họ thường ăn ở đâu, quán nào ngon và rẻ.

“Lần mình đi Đà Nẵng, cũng chừng ấy món mà ăn ở nhà hàng gần khách sạn hết hơn 1 triệu. Hôm sau được người dân địa phương mách một quán hải sản trong làng chài thì giá rẻ bất ngờ. Vẫn những món ăn đó, thậm chí gọi thêm món mà 4 người hết có hơn 500.000 đồng”, chị Thanh Thảo cho biết.

Nếu chịu khó làm quen và “tra cứu” thông tin từ người dân bản địa, chắc chắn bạn sẽ còn biết thêm rất nhiều điều thú vị khác như: địa chỉ thuê xe an toàn với giá phải chăng, nơi bán đặc sản giá tốt…

Mang theo thẻ tín dụng du lịch

Khi bạn lỡ tay tiêu hết tiền mặt hoặc tìm mỏi mắt không có cây ATM nào để rút tiền, thẻ tín dụng du lịch sẽ là phương án dự phòng hoàn hảo. Một trong những chiếc thẻ tín dụng du lịch được cộng đồng mê xê dịch nhắc tới gần đây là Maritime Bank Visa.

“Với các thẻ thông thường, ưu đãi chỉ là cộng dặm bay, tích điểm nhưng dùng thẻ Maritime Bank Visa, mình sẽ được hoàn tiền. Nếu sử dụng thẻ thường xuyên trong các chuyến đi, tiền được hoàn có thể lên tới hàng chục triệu đồng/năm”, chị Minh Tuyết (29 tuổi, Hà Nội) - một người yêu du lịch cho hay.

Maritime Bank Visa được coi là chiếc thẻ quyền năng của nhiều người.

Không chỉ tiện lợi, được tham gia ưu đãi Travel Joy+ định kỳ với quyền lợi hoàn tiền 30%, tối đa lên đến 2 triệu, chủ thẻ tín dụng du lịch của Maritime Bank còn được hoàn thêm 10% khi ăn uống tại nước ngoài, 2% khi đặt khách sạn, vé máy bay, di chuyển bằng Grab và 0,3% cho tất cả giao dịch khác với tổng giá trị hoàn tiền lên tới 8 triệu đồng/năm.

Với chiếc thẻ này, những người yêu thích du lịch, thích di chuyển có thể “quẳng gánh lo” trong mỗi hành trình, khi vừa đi du hí vừa tiết kiệm được tiền.

Tác giả: Sơn Trà

Nguồn tin: zing.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP