Tàu cá vỏ thép Trung Quốc là vũ khí nham hiểm, thủ đoạn bẩn thỉu Trung Quốc thường dùng để bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông. |
Ví dụ mới nhất xảy ra hồi tháng 5 khi Trung Quốc điều hơn 70 tàu tuần tra và tàu cá bảo vệ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, chưa kể tới các tàu hải quân và máy bay quân sự).
“Tàu cá trở thành công cụ tuyệt với cho giới chức Bắc Kinh, nơi mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đều đặt dưới sự kiểm soát của họ”, Sam Tangredi, tác giả cuốn sách “Anti-Access Warfare” bình luận.
Điều động tàu cá đến các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp hoặc tạo ra một hàng rào để ngăn cản tàu hải quân, tàu công vụ các nước khác hay kiếm cớ vu vạ đối phương được Trung Quốc thực hiện như một thủ đoạn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan núp dưới cái vẻ bề ngoài “kháng cự bất bạo động” bằng cách sử dụng ngư dân và tàu cá.
Dean Cheng, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage cho biết, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và hải quân Mỹ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với tàu cá Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý chúng dưới danh nghĩa dân sự? Nếu dùng vũ lực sẽ bị (Trung Quốc lu loa) coi là leo thang khủng hoảng, tấn công dân thường. Trong khi không làm gì tức là mặc nhiên thừa nhận mất quyền kiểm soát hành chính cũng như mất chủ quyền vào tay Trung Quốc.
Tàu cá vỏ thép Trung Quốc trở thành phương tiện để Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp trên Biển Đông. |
Một khía cạnh cơ bản của thủ đoạn này là Trung Quốc đang tạo ra những lựa chọn khó chịu, tạo ra sự đối kháng buộc đối phương phải rút lui để tránh bị Bắc Kinh kéo vào một sự vu vạ, điều này đồng nghĩa với một chiến thắng hiệu quả cho Trung Quốc, ông nhận định.
Việt Nam đã phải đối phó với nhiều tình huống tương tự khi Trung Quốc xua tàu cá ra vòng ngoài bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981. Người Việt Nam có rất ít cơ hội chống lại các “ngư dân” Trung Quốc lão luyện, đặc biệt nó thể hiện qua vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam hôm 27/5.
Mặc dù vậy sử dụng tàu cá không phải thủ đoạn mới. Trung Quốc đã dùng chiêu bài này với đảo Đài Loan từ những năm 1990 khi xua một loạt tàu cá chen chúc khắp bên ngoài hòn đảo Mã Tổ và Kim Môn khi căng thẳng chính trị giữa 2 bờ eo biển leo thang.
Trung Quốc đẩy mạnh việc sử dụng các tàu cá như một hình thức đe dọa ngay sau khi Trần Thủy Biển trở thành lãnh đạo tối cao của Đài Loan năm 2000. Thời điểm đó Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết khoảng 1000 “tàu cá” Trung Quốc đã bao vây quanh đảo Mã Tổ và Kim Môn. Các “tàu cá” này đều có vỏ thép với tải trọng khoảng 100 tấn.
Ngoài ra theo Dean Cheng, đội tàu đánh cá mà Trung Quốc sử dụng còn là “một cách tuyệt vời để có được thông tin tình báo giá rẻ”. Với hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Bắc Đẩu được kết nối với các thiết bị liên lạc gắn trên tàu cá, Trung Quốc có thể bao vây một khu vực rộng lớn với độ bao phủ liên tục.
Tangredi cho rằng Bắc Kinh đã rất thông minh (nham hiểm) trong việc sử dụng tàu cá để tiến hành “phong tỏa mini” các vùng biển. Nếu một tàu cá Trung Quốc bị chìm trong cuộc va chạm với tàu quân sự đối phương, truyền thông Trung Quốc sẽ lập tức vào cuộc biến tàu cá của họ thành nạn nhân.
Hải quân Mỹ cũng đã từng phải đối mặt với tàu cá Trung Quốc vào năm 2009 khi tàu khảo sát Impeccable và Victorious bị quấy rối bởi tàu cá và tàu Hải giám gần đảo Hải Nam.