Trung Quốc

Trung Quốc ngang nhiên toan tính “giấc mơ biển Đông”

Các tàu du lịch Trung Quốc sẽ di chuyển trái phép tới nhóm đảo Lưỡi Liềm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), và có thể sẽ đi quanh biển Đông.

hatinh24hReuters dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, trong 5 năm tới, có thể Trung Quốc sẽ đưa 8 tàu du lịch ra biển Đông.

Đây được xem là động thái mới của Bắc Kinh nhằm đẩy mạnh du lịch tại các khu vực biển tồn tại tranh chấp.

Trung Quốc ngang nhiên toan tính giấc mơ biển Đông - Ảnh 1.

Trung Quốc đưa trái phép khách du lịch ra một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo China Daily ngày 21/7, công ty phát triển du lịch biển quốc tế Sanya – dự án chung của Vận tải COSCO, Tập đoàn dịch vụ du lịch quốc gia Trung Quốc (HK) và Công ty xây dựng Communications Trung Quốc (CCCC) – sẽ mua từ 5-8 tàu.

Công ty này cũng sẽ xây dựng 4 bến tàu ở Tam Á, thành phố cực Nam của đảo Hải Nam, để phục vụ tàu du lịch.

Ông Liu Junli, Chủ tịch công ty Sanya tuyên bố, công ty này đã bắt đầu vận hành tàu du lịch “Giấc mơ biển Đông” và dự tính sẽ triển khai thêm 2 tàu nữa vào mùa hè tới.

Các tàu này sẽ di chuyển (trái phép) tới nhóm đảo Lưỡi Liềm, một phần của quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), và cũng sẽ “cân nhắc tới hành trình quanh biển Đông vào thời điểm thích hợp”.

Khách sạn, nhà nghỉ và cửa hàng cửa hiệu đều sẽ được xây dựng phi pháp trên nhóm đảo này. Thậm chí Bắc Kinh còn muốn xây các khu nghỉ dưỡng kiểu Maldives quanh biển Đông.

Trung Quốc ngang nhiên toan tính giấc mơ biển Đông - Ảnh 2.

Khu nghỉ dưỡng tại Maldives.

Hiện vẫn chưa rõ, liệu khách nước ngoài có được phép lên các chuyến tàu này hay không.

Việc Bắc Kinh đẩy mạnh hiện diện dân sự tại khu vực này được xem là động thái nằm trong hàng loạt biện pháp củng cố yêu sách phi lý của nước này trên biển Đông, bên cạnh việc xây đảo nhân tạo, bố trí khí tài quân sự trái phép ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, cũng như gia tăng “cuộc chiến dư luận” về ngoại giao và truyền thông.

Kế hoạch trên được Trung Quốc đưa ra bất chấp phán quyết mới đây của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hôm 12/7 bác bỏ cái mà Bắc Kinh khăng khăng là “quyền lịch sử”, cũng như các quyền hạn khác mà nước này đơn phương tuyên bố trên các thực thể ở biển Đông.

theo Thế giới trẻ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP