Theo các nhà nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phân biệt được cảm xúc khác nhau. |
Tác giả nghiên cứu, Amaya Palama, ĐH Geneva, cho biết: “Dựa trên nghiên cứu này, chúng ta có thể kết luận rằng những đứa trẻ có thể nhận ra cảm xúc hạnh phúc dù chưa hoàn thiện về nghe và nhìn”.
Trẻ thường giao tiếp với người chăm sóc chúng qua cảm xúc, chẳng hạn như khóc, để “đòi” ăn hay thay đổi gì đó.
Các kết quả cho thất trẻ không thích những gương mặt giận dữ hay vui vẻ sau khi nghe thấy một giọng nói trung lập hay biểu lộ giận dữ.
Trẻ sơ sinh đặc biệt dành sự chú ý đến miệng cùa người tiếp xúc nhiều hơn sau khi nghe giọng vui vẻ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích biểu cảm của 24 trẻ 6 tháng tuổi trong nghiên cứu Geneva BabyLab.
Trẻ được nằm đối diện với 1 màn hình màu đen và nghe các giọng nói biểu cảm hạnh phúc, tức giận hay bình thường trong 20 giây.
Sau đó, họ sẽ đối mặt với trẻ, thể hiện 2 cảm xúc tức giận và hạnh phúc trong 10 giây.
Công nghệ theo dõi mắt sẽ đo đường nhìn của mắt trẻ với giả định trẻ nhìn vào gương mặt nào lâu hơn chứng tỏ trẻ phân biệt được cảm xúc tức giận và hạnh phúc.
Phát hiện được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE.
Nghiên cứu trước đó cho thấy trẻ đã phát triển những đặc điểm “dễ thương” như mát to, má bầu và những âm thanh dễ thương để nuôi dưỡng bản năng chăm sóc của người lớn, giúp chúng sinh tồn.
Tác giả: Nhân Hà
Nguồn tin: Báo Dân trí