Formosa xả thải

TP. Hà Tĩnh: Phối hợp kiểm tra khắc phục và giảm ngập úng cục bộ

Để chủ động trong công tác khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố trước mùa mưa lũ năm 2015, Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, khảo sát các cống thoát nước trên địa bàn.

hatinh24h

UBND Thành phố Hà Tĩnh đã xây dựng báo cáo trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh là đơn vị được giao quản lý vận hành hệ thống thoát nước của Thành phố, đề xuất giải pháp khắc phục và giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn. Theo đó, đề xuất khắc phục 17 điểm trước mùa mưa với tổng kinh phí khái toán ban đầu trên 15 tỷ đồng.

Đánh giá tại buổi làm việc, ông Trần Đức Thiên – Trưởng Phòng Quản lý đô thị Thành phố nhận xét: “Nguyên nhân được xác định là do cống thượng lưu lớn, hạ lưu nhỏ; nhiều công trình phát sinh chặn ngang mương; cao độ nhiều vị trí chưa hợp lý, bị lấn chiếm; công tác nạo vét chưa được thường xuyên… Các phương án đang mang tính cục bộ, phải nhìn một cách tổng thể để sử dụng được lâu dài, đảm bảo tiêu thoát hiệu quả”.


Kiểm tra hiện trường


Đoàn kiểm tra thảo luận tại hiện trường

Bên cạnh hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập thì một số phường, xã còn thiếu ý thức, trách nhiệm để xảy ra nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến công tác thoát nước của Thành phố như chặn dòng giữa mương hở đoạn từ cống qua đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đơn vị kho hậu cần Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; tự ý đắp đất cống xả ở hồ Bồng Sơn để lấy nước sau đó không mở để nước thoát; dân đắp đất trồng rau, chăn nuôi, làm lán trại trên tuyến mương T1B…

Để hạn chế ngập lụt, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh đã xử lý các điểm thoát nước như đoạn mương đất hạ lưu cống qua đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, cống qua đường 26/3… Tuy nhiên các trận mưa có lượng nước lớn, nước thoát không kịp kết hợp với hệ thống thoát nước thành phố có nhiều bất cập làm cho thành phố bị ngập sâu nhiều điểm như: Từ khách sạn Sallig đến Sở Kế hoạch Đầu tư ngập lụt nặng ở phía Nam, từ 30-40cm; từ tòa nhà Viettel đến ngã tư Nguyễn Công Trứ: ngập năng cả hai bên, từ 20-40cm; đoạn từ đường Trần Phú đến cổng Bệnh viện: Bị ngập sâu 50cm, thời gian ngập lâu… Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh phải chủ động bố trí người thường xuyên túc trực tại các điểm ngập úng khơi thông dòng chảy, vớt rác các cửa thu nước, cảnh báo giao thông.


Đoàn kiểm tra đánh giá sau khi thực địa 17 cống thoát nước trên địa bàn Thành phố

Đại diện Sở Tài chính kiến nghị: “Trước mắt để giảm ngập úng cục bộ trên địa bàn Thành phố trong mùa mưa năm 2015, UBND Thành phố chủ động khắc phục các hạng mục nhỏ trong phạm vi kinh phí chủ động được, còn các hạng mục lớn đề nghị tổng hợp trình Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh phê duyệt theo quy định”.

Ông Phạm Văn Tình – PGĐ Sở Xây dựng Hà Tĩnh kết luận buổi làm việc với các vấn đề: “Việc kiểm tra, khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn thành phố là việc làm cấp thiết trước mùa mưa, nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, tiêu thoát hệ thống nước bẩn để không ảnh hưởng đến nguồn nước sạch… Tuy vậy, để làm được những việc mà UBND Thành phố đề xuất (nâng cấp, sữa chữa, 17 điểm – theo dự thảo báo cáo – PV) sẽ liên quan đến nhiều vấn đề, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng cũng rất phức tạp. Đề nghị Phòng Quản lý đô thị thành phố, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh nghiên cứu kỹ phương án để tránh việc làm mất mỹ quan đô thị, đồng thời rà soát lại quy hoạch để làm báo cáo đề xuất cho phù hợp”.

Tuyết Mây / Xây Dựng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP