Sau khi đăng bài “Xây trường mầm non Cẩm Xuyên, phụ huynh, học sinh… ngồi run”, nhà thầu thi công Thái Tuấn (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) đã cho dựng hàng rào ngăn cách công trình với khu vui chơi, học tập của học sinh nhằm đảm bảo an toàn.
Trước mùa mưa, lũ năm nay, hàng trăm hồ, đập, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí khó khăn nên các dự án nâng cấp quy mô lớn rất hạn chế, chủ yếu là duy tu nhằm đảm bảo công tác phòng, chống lũ.
Dạo qua một vòng TP Hà Tĩnh, từ ngã tư Nguyễn Công Trứ, Lý Tự Trọng, Hải Thượng Lãn Ông, Trần Phú, Hàm Nghi đến khu đô thị Sông Đà…, nơi nào cũng có bãi rửa xe, đi cùng với đó là tình trạng nước lênh láng mặt đường. Các hộ rửa xe thường chọn những địa điểm thuận lợi về giao thông. Bên cạnh một số bãi có diện tích rộng, mặt bằng thoáng, nhiều cửa hàng rửa xe nằm sát lòng đường, vỉa hè nên thường xuyên xảy ra tình trạng nước tràn ra lòng, lề đường, ảnh hưởng đến người và các phương tiện tham gia giao thông. Đặc biệt, tại khu đô thị Sông Đà, do hệ thống thoát nước chưa được quy hoạch hợp lý nên nước xả thải từ dịch vụ rửa xe được tuồn xuống mương, gây ngập úng trên một số tuyến.
Các hồ đập do địa phương quản lý trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, việc duy tu, sửa chữa thường xuyên không thực hiện được hoặc chưa tương xứng với tài sản nên công trình bị xuống cấp, rò rỉ tổn thất nước lớn. Nhiều địa phương quản lý nhưng không có hồ sơ công trình, không có quy trình kỹ thuật quản lý… Nên đến nay, đều nằm trong tình trạng thiếu an toàn, nguy cơ vỡ hồ đập có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong mùa mưa bão.
Để vận chuyển thóc, rơm, rạ đi phơi, người dân địa phương dùng đủ các loại phương tiện, từ xe ba gác, xe trâu, xe bò kéo, đến xe công nông đầu ngang, xe tải nhỏ… Nhiều đoạn, rơm phơi gần kín lòng đường. Khi trời nắng, người dân ra đảo thóc, rơm, rạ; khi các phương tiện nhấn đèn xin đường không được, bấm còi báo hiệu, người dân vẫn thờ ơ khiến các tài xế rất căng thẳng khi phải xử lý những tình huống kiểu “điếc không sợ súng”. Do thóc, rơm, rạ phơi ở nhiều đoạn đường vòng nên không ít những trường hợp các phương tiện, nhất là xe máy đi vào bị trơn trượt dẫn đến mất lái.
Sau khi 2 công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng, môi trường, cảnh quan được cải thiện đáng kể. Vào buổi sáng và chiều tối, rất đông người dân tập thể dục, dạo mát ở đây.
An toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra hàng đầu. Thế nhưng ở Hà Tĩnh, rất nhiều công trình hồ đập hiện đang tồn tại nguy cơ, thậm chí là ẩn họa, đe dọa sự an toàn khi xảy ra…
Mạng lưới điện nông thôn ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) có tình trạng đường dây điện mắc chằng chịt rất nguy hiểm, vi phạm hành lang an toàn lưới điện.
Cứ mỗi buổi chiều mùi hôi thối lại bốc lên nồng nặc từ những hồ nuôi tôm ở khu vực Bàu Dài (thôn Yên Lợi, Xuân Yên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cộng với những vị khách không mời – côn trùng át vào khu dân cư khiến người dân nơi đây không thể chịu nổi.