TP Hà Tĩnh

Rớt nước mắt với bi kịch của thai phụ ôm con nhảy sông Lô

Khoảng 11h10 ngày 1/9, khi công nhân xây dựng cầu Việt Trì mới bắc qua sông Lô (thuộc địa phận thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đang dùng bữa cơm trưa thì phát hiện một phụ nữ dựng xe ở bờ sông. Người này để đồ đạc lại trên bờ, ôm một đứa trẻ rồi gieo mình xuống dòng sông và mất tích. Người phụ nữ xấu số này được xác định là Lê Thị Hương Mai, sinh năm 1986 làm y tá tại khoa sản thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Những dòng chia sẻ của em gái thai phụ nhảy sông Lô trên facebook đã khiến hàng chục nghìn người đau đớn xót xa.

Được biết chị Mai đã kết hôn với anh L.V. Sơn ở phường Bến Gót, TP. Việt Trì, Phú Thọ, cách đây 3 năm. Hai người đã có chung 1 con trai hơn 2 tuổi và khi nhảy cầu tự vẫn, chị Mai đang mang thai đứa con thứ hai hơn 3 tháng.

Nguyên nhân tự tử của thai phụ ban đầu được cho là do mâu thuẫn gia đình, mẹ chồng – nàng dâu. Tuy nhiên những ngày vừa qua, theo chia sẻ trên mạng xã hội Facebook của một người có nickname “Khói Bụi Cuộc Đời” – tự nhận là em gái chị Mai – thì nguyên nhân tự tử của chị Mai là do trước khi quyên sinh, thai phụ đã phải chịu quá nhiều uất ức từ phía mẹ chồng, chị chồng và gia đình chồng.

Rớt nước mắt với bi kịch của thai phụ ôm con nhảy sông Lô
Chia sẻ của chị Lê Khanh, em gái thai phụ nhảy sông Lô trên facebook.

Theo chia sẻ của chị Lê Khanh, em gái chị Mai đằng sau sự việc đau thương của ngày 1/9 đó, chị Mai đã có ba năm hôn nhân vô cùng khổ cực với người chồng vốn là một kiến trúc sư.

Cuộc sống đau lòng và bi kịch hôn nhân

Theo lời chị Lê Khanh, từ ngày về nhà chồng, cuộc sống của chị Mai – chị gái chị Khanh là một chuỗi ngày đầy những nổi tủi nhục xót xa.

Từ xưa tới nay ai cũng biết câu nói ‘Lấy chồng xem tuổi đàn bà, lấy nhà xem tuổi đàn ông. Người ta biết rồi đúng không chị? Ai cũng biết điều này đúng không chị? Vậy mà người ta lại đi xem bói cho chồng chị, xem tuổi chồng chị để chị lấy chồng.

Ai nào cái tuổi 26 tuổi kị nhất đi lấy chồng và đúng vào cái khung thời gian ngày sinh tháng đẻ của chị họ lại bảo chị về nhà họ. Ai cũng phản đối tại sao lấy chồng lại xem tuổi thằng đàn ông, mẹ chồng đi xem bói bảo phải như thế mới đúng mới tốt cho chồng của chị…. Rồi gia đình cũng thuận theo ý chị mà đưa chị về nhà chồng.

Trước khi về nhà chồng, bố mẹ cũng đã có lời nói với nhà người ta rằng. “ Con tôi hơi khó ăn ko ăn được cá mắm hay cá khô, không ăn được thịt mỡ gia đình mình để ý giúp cho cháu. Gia đình xin cảm ơn”. Rồi chị vào nhà người ta ở.

Mới về nhà chồng ăn được bữa cơm đầu vui vẻ, tới ngày thứ 2 khi cuộc sống bắt đầu với 3 người 1 mâm cơm, mẹ chồng, chồng và chị. Ăn cơm, chồng chị gắp cho chị miếng thức ăn tỏ sự quan tâm thì mẹ chồng hằn học bảo chồng chị sang bên mẹ ngồi và nói luôn mày không được làm thế. Rồi mắng mỏ chị bảo chồng chị ko được làm vậy. Thằng chồng chị nó nhu nhược đến kinh người nó lại bảo vâng. Rồi nó đẩy chị ra 1 bên để chị cô đơn 1 mình, trong gia đình có 3 người. Những ngày sau đó, chị ngoài công việc ở cơ quan, chị chăm chỉ làm việc những công việc thường ngày với mẹ chồng và chồng, kiêm luôn cho cả chị gái chồng và con trai chị chồng trong bao tháng ngày anh rể của chồng chị đi xuất khẩu lao động chưa về.

Là người con dâu chị chẳng nề hà việc tay chân chỉ mong được công nhận là con cháu trong nhà, coi nhau như mẹ con cùng một trứng. Nhưng khi chị làm chu đáo mọi thứ thì mẹ chồng và chị chồng chị, ngồi chơi, không đoái hoài hay không nói chị câu nào. Làm ở khoa sản của bệnh viện, tất nhiên sẽ có những ngày trực đêm, những ca đẻ gấp phải ở lại theo ca làm của mình. Làm sao có thể đi làm như công nhân ngày làm 8h hay 12h theo khuân khổ được? Chỉ vì có những ngày đi làm về mệt mỏi, đi trực đêm thì sáng hôm sau được nghỉ làm ở nhà mệt mỏi, không ai chăm sóc cho mẹ chồng, chị chồng và đứa cháu trai của chồng mà bị mẹ và chị chồng xúm vào mắng nhiếc không tiếc lời.”

Sau vài tháng chị có tin vui, chớ trêu thay trước đó 2 tháng chị bị sốt Rubella, các chị em trong gia đình cho chị lời khuyên rằng sợ ảnh hưởng đến đứa trẻ, nhỡ may không được lành lặn về hình thể như con nhà người ta hay sẽ có ảnh hưởng về trí não của trẻ nhỏ… Chị bảo chị về nói chuyện với gia đình chồng chị. Kẻ mang danh là chồng là cha của đứa trẻ nói gì hả chị??? Họ nói những gì chị còn nhớ không? Rằng: “Anh là con trai duy nhất trong nhà, trời cho con nào thì quý con nấy, nếu nó lành lặn thì thương nó 10, còn nếu nó không may bị dị tật thì thương nó gấp bội”.

Chị rất vui và hạnh phúc vô bờ bến, chị bỏ qua tất cả những lời khuyên của chị em bè bạn. Cứ nghĩ rằng đây là sợi dây vô hình kéo 3 người vào 1 ô để cùng chung vui chia sẻ trong mái nhà không có tiếng cười hay giọng nói của bố chồng chị. Tháng thứ 2 chị bị đau bụng, chị đi siêu âm, người ta bảo chị thai thấp, rất thấp phải ở nhà để giữ đứa trẻ hoặc đi làm thì sẽ mất đứa trẻ. Chị chọn cách giữ đứa trẻ, xin bệnh viện cho chị nghỉ không lương, chị làm ở khoa sản chị hiểu được rằng giữ con sẽ như thế nào, sẽ khó khăn và có những biện pháp nào để giữ con lại. Những cơn co thắt dạ con đẩy thằng bé ra, chị 1 tay cầm kim tiêm tự tiêm vào người để cơn co thắt qua không đẩy thằng bé tội nghiệp rời xa người mẹ trẻ.

Cái nhà chỉ có 1 lầu, tầng trệt và lầu 1. Chị ở trên chị không đi lại được chỉ vì muốn giữ cái gọi là máu mủ nhà chồng, chồng mang cơm lên cho vợ, thì mẹ chồng chửi rủa mắng nhiếc. Chị chồng vào mắng nhiếc,“mày là bà tướng à mà mày ở trên đấy, mày xuống mà nấu ăn, tao vào chơi với mẹ tao chứ vào nấu ăn cho mày à? Mày ốm đau thì mày về nhà cha mẹ đẻ mày mà nằm, mà để người nhà mày hầu mày?”. Thế cái ngày chồng chị đi xuất khẩu lao động, ai là người nấu cơm nấu cháo cho chị và con chị ăn, ai là người tìm áo quần của chị và con chị vứt tứa tung trong nhà kẽ giường để đi giặt cho chị? Ai là người chăm bẵm cho những tháng ngày mà chị không có bóng đàn ông trong nhà?

….Đã bảo chị ko ăn được mỡ rồi, sao lại mua thịt mỡ về cho con dâu ăn khi có thai? Sao lại nỡ chăm sóc cháu trai như thế, ăn uống không đảm bảo cho cháu trai được mạnh khỏe.

Thằng bé sinh ra, may mắn thay trí não và sức khỏe hoàn toàn bình thường, duy nhất chỉ có chút khiếm khuyết ở bàn chân trái, đó là thêm 1 ngón bé xíu kế bên ngón út. Nhưng điều đó có là gì đâu chứ, chỉ cần đi thẩm mỹ cắt bỏ cái khớp thừa đó ra là được mà. Chị bảo chị sẽ đợi cháu nó lớn hơn 1 tí chị sẽ đưa cháu đi thẩm mỹ ngón chân, không để lại sẹo cơ mà. Vậy mà mẹ chồng của chị bà nội của thằng cu nhà mình nói cháu gì thế hả chị? Trước mặt bao nhiêu người mẹ chị gọi cháu là “thằng thừa” là “thắng 6 ngón”. Người mẹ nào sinh con ra nghe tiếng người ta không phải ai xa lạ mà lại chính mẹ chồng, bà nội cháu nói vậy mà chẳng đau chẳng xót.

Rồi khi chị đi làm, sau 6 tháng được nghỉ sinh con. Chị nhờ vả bà ở nhà cho con ăn bột, cho con uống nước, cho con chơi. Chị ơi chị, chị còn nhớ những gì xảy ra không? Thằng bé tí tẹo mới 6 tháng tuổi nhỏ bé vậy mà bà ở nhà làm những gì thằng bé, tọng cả thìa bột bỏng vào miệng cháu làm phồng cả lưỡi rộp cả môi lên? Rồi chị đi làm về chị thấy con phỏng mồm chị hỏi thì bà nội của cháu nói gì không? : “Tao cho ăn bột bỏng”.

Trẻ con phải được uống nước đầy đủ, mẹ chồng chị ở nhà với cháu không cho cháu uống nước, rồi làm cháu khát khô cổ đến nỗi cháu đái ra cả máu. Chị bế cháu ngồi đấy, nước mắt vòng quanh đau lòng quá phải không chị? Chị còn nhớ bà còn làm gì nữa không chị? Bà nội nó còn lấy nước nóng dội rửa vùng kín cho cháu, Cháu khóc thét lên vì bỏng và rộp cả vùng kín. Chị gào lên hỏi bà làm gì cháu thế? Mẹ chồng chị bảo: “Tao có thấy nóng đâu, chỉ hơi nóng thôi? Chết làm sao được mà lo”.

Ngày cháu 8 tháng tuổi, mẹ chồng chị đuổi chị ra khỏi nhà. Chị ôm con, bắt taxi đi về nhà, ở nhà thì đang sửa nhà dỡ mái nhà và móng nhà bung bét, chị ôm con khóc nức nở chạy vào nhà. Bố mẹ thẫn thờ nhìn con và cháu vào nhà. Cho dù khó khăn vất vả như thế, bố mẹ vẫn dang rộng vòng tay đón mẹ con chị và chăm cháu cho chị đi làm. Chị còn nhớ ngày chị làm đầy nôi cho cháu ở nhà mình không chị? Tuy đơn sơ nhưng thật đầm ấm, lúc ấy có ông, có bà, có cháu, có mẹ có con. Thằng bé nó đáng yêu bò khắp cả nhà.

Rồi khi cháu biết bi bô, chồng chị lên xin phép gia đình đón cháu và chị về nhà, mẹ bảo gì hả chị? Về nhà mà vẫn vậy liệu có sống được không con, liệu có như thế nữa không? Chị gạt những lời nói của 2 người sinh thành ra mình sang một bên vì nghĩ cho tương lai thằng cu sợ dị nghị không có bố, lớn lên khi nhận thức được nó không thấy tiếng cha. Chị tin tưởng chồng chị nghe những lời hứa không chút căn cứ, không có gì gọi là đảm bảo.

Được 1 tới 2 ngày đầu, cuộc sống đâu lại về đó. Chị bắt đầu phải đi trực, mẹ chồng chị mắng chửi chị. Chị thương con sợ ở nhà 1 mình với bà với bố lúc về đêm, sợ thằng cu nó khóc khi không nghe tiếng mẹ lúc đêm về. Chị xin chuyển ra khỏi khoa sản. Chị đi làm cũng không còn áp lực, về cũng sớm hơn để ở bên thằng bé. Khi cháu bi bô tập nói, cháu ở nhà với bà nội bà làm gì con hả cu ơi. Bà đánh con à/ mà sao khi mẹ tan giờ làm về? con lại cứ tự tay vỗ lên đầu kêu “ Au, Au”. Con đau à? Sao lại đau? Ôi không sao cháu tôi khổ thế này. Chị xót con đau lắm phải không? Chị đã phải cài trộm và có đoạn video về bà nội và thằng cu. Bà làm gì cháu thế, đánh cháu à? chửi cháu là thằng thừa à?

Rồi chị cãi nhau với chồng, chị bảo chị đăng cái video này lên xem cộng đồng dư luận sẽ lên án và làm gì với mẹ anh bà của cháu. Chị xem video nỗi đau người đàn bà lúc ấy nó dồn nén lâu ngày, chị đã nói ra tất cả những ấm ức trong ngôi nhà 3 người ấy. Mẹ chồng chị gọi chị gái chị về à? Hùa vào để tát chị chửi chị nữa cơ mà?

Chị tức tưởi sách áo quần lên nhà mình 1 lần nữa, tại ngôi nhà mình, chị cãi nhau với thằng chồng chị trong cái lán lợp tạm đợi sửa nhà xong.Chồng chị nói, xin lỗi à? Chị gào lên tôi sẽ đăng tải những đoạn video này lên để xem bà và anh nói gì? Chị không chịu quay về, chị bảo rằng nếu muốn có vợ chồng, có con cái thì đi thuê nhà ra ở riêng với mẹ con chị. Chứ chị nhất định không quay về.

Rồi 2 người đi ở riêng, thằng đấy nó hứa ở cùng chị cơ mà. Sao nó lại bỏ 1 mình chị chăm con, tối chị phải ngủ 1 mình trông cháu thế hả chị? Nó ăn cơm xong, chơi với con 1 tí xong rồi nó cuỗm đít về nhà với mẹ nó viện lý do: Mẹ anh ốm, anh phải về nhà với mẹ.

Chị thương thằng cu, cứ khóc mãi, bố về bố về, nó khóc không dứt, cứ đòi bố ở lại. Ngoài trời mưa, chị bảo em gọi lại cho chị và cứ nấc lên mà kể nỗi lòng cho em nghe. Ngày em với bạn em tới nhà chị chơi, trong ngôi nhà trọ tuy bé nhỏ nhưng có tiếng cười của nó vang ra, chị gầy gò bé nhỏ đôi mắt thâm quầng và hốc hác. Thằng bé cứ quấn lấy bạn em, nó chắc nhớ bố nó lắm phải không chị?

Chị đã nhờ em load cái mẫu đơn ly hôn về rồi cơ mà, chị đã nhờ em rồi cơ mà, chị có lương có công ăn việc làm sao chị phải sống cùng nó. Vì trẻ con à? Bố nó không thương mẹ nó thương nó thì chị cần gì từ 1 người bố như thế? Chị cần 1 thằng đàn ông để cho con trai mình khi đi học khoe trong cái ngây ngô: Bố tớ đen tóc xoăn mắt to giống tớ, mọi người trả biết gì thấy tớ có 6 ngón chân nên cứ trêu tớ không giống bố hả chị? Chị sợ thằng bé tủi thân, sợ thằng bé bị bạn bè trê cười là thằng không có bố?

Cộng đồng mạng “rớt nước mắt”

Những dòng chia sẻ của em gái thai phụ nhảy sông Lô trên facebook đã khiến hàng chục nghìn người đau đớn xót xa. Hiện nay, đoạn viết của chị Lê Khanh đã thu hút hơn 30.000 lượt quan tâm và gần 20.000 lượt chia sẻ.

Rớt nước mắt với bi kịch của thai phụ ôm con nhảy sông Lô
Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự xót xa cho số phận người phụ nữ.

Theo Khám Phá

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP