Cẩm Xuyên

Ngoài hút cát những con tàu lạ đang làm gì trên biển Cửa Nhượng?

Sau khi đăng tải loạt bài phản ánh về việc những con tàu khủng mang quốc tịch nước ngoài đang hút cát tại biển Cửa Nhượng (huyện Cẩm Xuyên),

>> Hà Tĩnh: Ai “tiếp tay” cho tàu lạ hút cát phá ngư trường trên biển Cửa Nhượng?
>> Lãnh đạo BP Hà Tĩnh nói về vụ tàu lạ hút cát phá ngư trường tại biển Cửa Nhượng

Dư luận ở Hà Tĩnh đang đặt câu hỏi “Liệu các con tàu này có phải chỉ đơn thuần là hút cát về san lấp mặt tại dự án Pormosa hay không?” Cát hay còn khoáng sản khác?Để tìm câu trả lời PV đã có nhiều cuộc tiếp xúc với một ngư dân và một số quan chức năng ở Hà Tĩnh.Nhiều ngư dân sống tại xã Cẩm Nhượng phản ánh: các con tàu hoạt động theo kiểu “xuất quỹ nhập thần” nên rất khó đoán. Khi chúng tôi phát hiện và cho tàu ra xua đuổi nhưng chúng ỷ thế tàu lớn nên không thèm chấp và vẫn cứ ngang nhiên hút đến khi nào đầy khoan mới quay đầu hướng Nam thẳng tiến.”Có hôm chúng tôi đứng trên thuyền quan sát thấy sau khi hút cát lên khoang họ tiến hành sàng ra nhiều loại. Sau khi phân loại xong một số được chuyển xuống một con tàu nhỏ chở đi trước còn tàu lớn thì chạy về sau. Không biết những trên thứ ở tàu nhỏ là cát hay là khoáng sản gì?”, một ngư dân thắc mắc.Ông Trần Hữu Duyệt – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên băn khoăn: Họ đưa rất nhiều tàu vào hoạt động trên vùng biển của huyện trong suốt một thời gian dài nhưng không hề thông báo gì cho UBND huyện. Do vậy chúng tôi không nắm được nhiều thông tin. Họ khai thác ngoài xa cách bờ hàng chục hải lí trong khi mình chỉ đúng trong bờ nhìn ra nên cũng không biết chính xác là ngoài khai thác cát thì các con tàu này có khai thác loại khoáng sản gì nữa hay không?


Ông Trần Hữu Duyệt – Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên đặt câu hỏi: Liệu ngoài hút các con tàu kia còn có thể khai thác các loại tài nguyên khác cũng nên.
Chiều ngày 6/8, trong khi PV đang làm việc với thiếu tá Bùi Việt Dũng – Đồn trưởng Đồn biên phòng Thiên Cầm về việc những con tàu lạ liên tục xuất hiện trên vùng biển Cửa Nhượng hút cát khiến ngư trường của ngư dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì vị đồn trưởng này tiếp tục nhận được thông tin của các chiến sỹ báo về hiện có một chiếc tàu đang hút cát trên vùng biển cấm.Cũng trong cuộc trao đổi này thiếu tá Dũng cũng đặt câu hỏi: Nếu nhìn bề ngoài thì các tàu này hút cát về san lấp mặt bằng tại dự án Pormosa tuy không biết có thật như vậy không? Hay là ngoài cát họ còn khai thác loại khoáng sản gì khác? Ví dụ như titan chẳng hạn?Còn ông Nguyễn Trọng Quý – Đồn phó Đồn biên phòng Vũng Áng cho biết: Cty Jan De Nul (đến từ Bỉ là đơn vị hợp đồng nạo vét, hút cát phục vụ công trình Cảng Sơn Dương – Dự án Formosa) có hai tàu nạo vét và hút cát là Vasco De Gama và IBN Battuta. Khi phát hiện hai con tàu này hút cát trái phép ngoài vùng quy định chúng tôi đã có báo cáo gửi lên Bộ CHBP tỉnh xin ý kiến chỉ đạo xử lí. “Sau khi nhận được thông tin là ngoài hút cát các tàu này còn khai thác khoáng sản chúng tôi đã cài người theo dõi nhưng phát hiện được gì”, ông Quý nói.Trao đổi với báo chí về vấn đề này ông Võ Tá Đinh – Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh khẳng định: Việc hút cát, khai thác tài nguyên ngoài phạm vi cho phép của những con tàu này là vi phạm pháp luật Việt Nam đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngư trường đánh bắt của ngư dân. Sau khi nhận thông tin phản ánh từ báo chí và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Sở đã cử đoàn cán bộ xuống kiểm tra.


Hung thần thứ hai mang tên IBN Battuta có chiều dài 138,5m, trọng tải 8,626 tấn, GRT 8015 tấn và chở mỗi lần được hàng chục nghìn mét khối cát.
Ông Đinh cũng tỏ ra nghi ngờ khi rằng: không ai dám khẳng định chắc chắn những con tàu này chỉ hút cát thông thường chỉ để san lấp mặt bằng.“Choáng” với những thông số của 2 tàu hút cát trộmTheo thông tin từ ông Nguyễn Minh Đức – Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hà Tĩnh cho biết: Cty Jan De Nul có đăng ký 11 tàu hoạt động thi công tại dự án san lấp mặt Pormosa trong đó có 3 tàu chở đất, 4 tàu hỗ trợ, 1 cano và 2 tàu nạo vét là Vasco De Gama và tàu IBN Battuta.Lớn nhất trong số 11 con tàu này là Vasco De Gama có chiều dài lên tới 201,4m, trọng tải lên tới 59,325 tấn, thông số GRT (dung tải đăng ký) là 36576 tấn; còn tàu IBN Battuta có chiều dài 138,5m, trọng tải 8,626 tấn, GRT 8015 tấn.Một cán bộ biên phòng cho biết, với những thông số “khủng” như vậy nên mỗi chuyễn hút cát trên biển như thế hai con tàu này có thể chở đến hàng chục ngàn mét khối cát.


Dư luận đang rất quan tâm đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng khi để những con tàu làm hại ngư trường của ngư dân trong suốt một thời gian dài mà không kiên quyết xử lí.
“Cảng vụ Hà Tĩnh chỉ có làm thủ tục cập bến, xuất bến và quản lí tàu trong khu vực thi công còn khi các tàu ra khỏi khu vực này thì chúng tôi không cóp thẩm quyền giải quyết”, ông Đức nói.Tamnhin.net sẽ tiếp tục thông tin về việc này.
Hà Vy

Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP