Kinh tế

Mitraco: Đầu tàu của công nghiệp Hà Tĩnh

Vượt qua những khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, năm 2012, Tổng Công ty Khoáng sản – Thương mại (Mitraco) Hà Tĩnh đã có bước bứt phá đầy ấn tượng.

Kế hoạch cổ phần hóa (CPH) và tái cấu trúc triển khai cùng lúc trong năm 2013 khi bức tranh kinh tế chung chưa xuất hiện những gam màu sáng, có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển nhưng không thể làm giảm uy tín, thương hiệu Mitraco vốn được coi là đầu tàu của nền kinh tế tỉnh nhà.


Giải pháp sáng tạo, hiệu quả


Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục suy giảm, thị trường tiêu thụ hàng hóa khó khăn, giá cả đầu vào liên tục tăng cao… Mitraco còn gặp những khó khăn mà chỉ “những người trong cuộc mới biết”. Đó là chi phí GPMB cao, trong khi đó Chính phủ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô (tháng 6/2012 đến nay) khiến sản phẩm chủ lực Ilmenite bị “đóng băng”. Một số dự án mở rộng SXKD đầu tư lớn, liên doanh liên kết chưa đem lại hiệu quả… Tuy nhiên, bằng bản lĩnh, kinh nghiệm sẵn có qua nhiều năm cọ xát và đương đầu, Mitraco đã tập trung kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại nhân sự, nâng cao năng lực quản trị, điều hành các công ty con; đặc biệt đưa ra các quyết sách kịp thời nhằm hỗ trợ công ty con như: cho vay vốn không lãi hoặc lãi suất ưu tiên; hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm và nhiều chính sách khuyến khích, tạo cơ chế thoáng cho các công ty con; tiết kiệm tối đa các chi phí, cắt giảm các hạng mục đầu tư không cần thiết, phát huy tối đa các nguồn vốn ngắn hạn tại các đơn vị để hỗ trợ vốn lẫn nhau giữa công ty mẹ cũng như các thành viên, vì thế, trong điều kiện khó khăn về vốn vay, Mitraco và các đơn vị cơ bản vẫn đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động SXKD.


Bên cạnh đó, Mitraco còn chủ động linh hoạt nắm bắt kịp thời, dự báo chính xác thông tin thị trường thế giới; duy trì thị trường truyền thống, tìm kiếm, mở rộng thị trường mới các loại sản phẩm zircon, rutile sang Ấn Độ, Hàn Quốc…; điều chỉnh giá bán các loại khoáng sản sát với thị trường ở từng thời điểm với giá cao nhất; tiếp tục cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả SXKD. Với tổng doanh thu đạt 1.256 tỷ đồng (bằng 110%); nộp ngân sách hơn 92 tỷ đồng (bằng 143%); thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 3,7 triệu đồng/tháng (bằng 121% so với năm 2011), Mitraco đã làm nên điều kỳ diệu.


Tái cấu trúc, cổ phần hóa – “chìa khóa” cho sự phát triển


Trước mắt, Mitraco chú trọng tích lũy vốn để tập trung thực hiện các dự án Fero Mangan, tấm trần thạch cao; cùng với đó là phát triển dịch vụ cảng biển nước sâu Vũng Áng. Đây được coi là ngành nghề kinh doanh chính trong chiến lược dài hạn. Vì vậy,


Mitraco sẽ ưu tiên huy động các nguồn lực, nâng cao năng lực xếp dỡ, mở tuyến vận chuyển bằng container, dịch vụ logistic nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước, khách hàng Lào và một số tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Mặt khác, Tổng Công ty sẽ tập trung đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm nông – lâm nghiệp theo công nghệ hiện đại, phương thức sản xuất tiên tiến. Đặc biệt, Mitraco xác định hình thành mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế cạnh tranh không cần thiết và quan trọng hơn là nâng cao giá trị gia tăng.

Đầu tàu của công nghiệp Hà Tĩnh

Vilaco khai thác thạch cao tại Lào.

Năm 2013, Mitraco sẽ tiến hành CPH. Theo đó, xác định rõ vai trò của Mitraco trong mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, các đơn vị thành viên; xác định nguyên tắc can thiệp của công ty mẹ vào công ty con phù hợp với điều lệ và các nguyên tắc quản trị của công ty. Công ty mẹ sẽ thực hiện tốt vai trò là chủ sở hữu, hỗ trợ về mặt cơ chế, kỹ thuật, chuyên môn, thị trường thương hiệu, tầm nhìn, mối liên kết giữa các công ty để đảm bảo sự phát triển chung của toàn bộ Tổng Công ty với tư cách là một tổ chức kinh tế tập trung và thống nhất. Mitraco cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm của mình từ nay đến năm 2015 là dồn sức cho tái cấu trúc danh mục đầu tư, đặc biệt là tại các ngành không gần với năng lực cốt lõi và vượt ra khỏi khả năng quản lý của Mitraco, hoặc đang thua lỗ hoặc có lợi nhuận thấp.


Cùng một lúc triển khai khối lượng công việc lớn có thể sẽ phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của Mitraco, nhưng về lâu dài, việc tái cấu trúc và CPH chính là “chìa khóa” để Mitraco phát triển bền vững, thực sự là đầu tàu của nền kinh tế tỉnh nhà và không ngừng khẳng định thương hiệu trong nước, quốc tế.


Hoài Nam


Hiện tại, ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Mitraco là khai thác, chế biến khoáng sản đang phải đối mặt với sự giảm sút về số lượng và những khó khăn trong công tác GPMB. Bên cạnh đó, tuy là doanh nghiệp đa ngành nghề nhưng mối liên kết hỗ trợ giữa các ngành chưa rõ nét, chưa có bước đệm để chuẩn bị cho sự tăng trưởng nhanh đối với từng ngành nghề, cũng như chưa chuẩn bị chuyển đổi khi gặp khó khăn ở ngành nghề chính. “Nút thắt” được gỡ khi Chính phủ có chủ trương tái cơ cấu các tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước. Xác định khoáng sản vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong việc tạo doanh thu và lợi nhuận, Mitraco đưa mục tiêu này vào tầm ngắm ngắn và trung hạn. Để thực hiện, Mitraco tích cực xây dựng phương án khai thác hiệu quả những nguồn khoáng sản hiện có tại Hà Tĩnh và Lào, mở rộng thăm dò những loại khoáng sản ngoài titan; đồng thời đẩy mạnh chế biến sâu nhằm nâng cao tuổi thọ mỏ và giá trị gia tăng đối với sản phẩm khai khoáng.

Báo Hà Tĩnh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP