Giáo dục - Đào tạo

Kỳ Anh: Trường lạm thu ‘Bé đi khai giảng cũng phải đóng tiền’

Có tới 11 khoản thu do Trường tiểu học Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đề ra nhưng “ẩn mình” dưới hình thức phụ huynh “tự nguyện”. Ngoài ra, có 4 khoản thu trường thu hộ.  Thậm chí, trong ngày khai giảng, trường “xin” mỗi em 30.000 đồng tiền “hỗ trợ khai giảng”.

Điểm danh “tự nguyện”

Bốn khoản nhà trường “thu hộ”, gồm: Đồng phục: 300.000 đồng (trường đặt may); Bảo hiểm: 290.000 đồng; Tiền vở: 60.000 đồng. Ngoài ra, những phụ huynh nào không đi lao động đầu năm thì phải đóng 200.000 đồng/1 suất.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh
Phụ huynh phản ánh bức xúc

Chị Nguyễn Thị Thanh ở xóm Quang Trung, có 2 con học ở trường bức xúc: Tiền xây dựng năm nào cũng phải nộp cao ngất. Năm nay, trường đã thu 600.000 đồng  “xây dựng tu sửa mua sắm” thế mà còn bắt nộp tiền mua bảng chống lóa (160.000 đồng ), tiền trang trí VNEN (100.000 đồng).

Rồi các khoản thu trả nợ tiền làm thư viện xanh (150.000 đồng), trả nợ tiền làm rạp bán trú (120.000 đồng), dù rất nhiều học sinh không ăn trưa.

Mặc dù đã phụ huynh đã lao động đầu năm (ai không đi thì đóng 200.000 đồng) nhưng nhà trường vẫn thu thêm 70.000 đồng tiền trồng cây và 120.000 đồng tiền bảo vệ, vệ sinh môi trường.

Tiếp đó là những khoản, tiền dạy buổi hai 6.000 đồng/buổi; Quỹ phụ huynh 50.000 đồng; Quỹ đội 20.000 đồng.

Đáng chú ý nhất trong các khoản thu tại trường là “thu hỗ trợ khai giảng”, mỗi em đóng 30.000 đồng.

Đưa câu chuyện này hỏi các phụ huynh, ai cũng lắc đầu vì không biết đó là tiền gì.

Giải thích về khoản thu “độc nhất vô nhị” này, cô Nguyễn Thị Hoa Huệ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, số tiền này là “xin” phụ huynh, mỗi em 30.000 đồng để mua hoa giấy và cờ để đi khai giảng.

Theo cô Huệ, vì nhà trường không đủ kinh phí tổ chức khai giảng nên mới “xin” khoản này để trang hoàng cho lễ khai giảng.

Một phụ huynh cho biết, ngày khai giảng, mỗi em đều được mẹ đều mua hoa cài tay và cờ nhỏ, với mức chi 12.000 đồng.

Những gia cảnh khốn khó

Ở cái xã bãi ngang nghèo túng này, chẳng ai không biết đến gia cảnh vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Quyền (bị khuyết tật bẩm sinh) và chị Trần Thị Bốn (mù một mắt) với 3 con trai.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh
Anh chị đến với nhau bằng thứ tình cảm đặc biệt, 3 đứa con lần lượt ra đời, trong đó cậu con trai út 3 tuổi mắc bệnh máu trắng.  Hai con trai đầu đang theo học tại Trường tiểu học Kỳ Xuân

Là hộ “nghèo truyền thống” của xã, chị làm nông ở mảnh ruộng chưa đầy 1 sào. Anh có nghề điện tử nhưng cũng chẳng giúp thêm gì cho vợ.Năm nay, chị bắt đàn gà lên chợ bán được 600.000 đồng, và vay thêm 600.000 đồng nữa. Số tiền ban đầu phải đóng ở trường mầm non là 1.105.000 đồng. Số tiền hơn 6 triệu đồng cho 2 đứa con học tiểu học thì chưa biết thế nào.

“Hai vợ chồng đang nợ trên 30 triệu, đi vay giờ ai cho. Cứ nghĩ đến cảnh con thất học mà nước mắt trào ra”, chị Bốn bật khóc.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Hiện bà Huệ chưa biết kiếm đâu ra khoản tiền hơn 3 triệu để đóng học cho cháu.

Ở xóm Xuân Tiến, hoàn cảnh của Nguyễn Tiến Quỳnh (lớp 5B) cũng rất đáng thương. Quỳnh không có bố, mẹ bị câm bẩm sinh, lại còn mới sinh em. Từ nhỏ đã phải nương nhờ bà ngoại năm nay 73 tuổi.

Trong câu chuyện với phóng viên, người dân không chỉ biết trình bày hoàn cảnh. Rất nhiều người bày tỏ sự bức xúc khi nhà trường đưa ra nhiều khoản thu vô lý, có ý kiến cũng không được tiếp thu.

Chị Nguyễn Thị Thanh (33 tuổi, xóm Quang Trung) có hai con đang học lớp 2 và 4.

Khi nghe thông báo số tiền phải nộp, vì gia cảnh quá khó khăn, con lại đau ốm thường xuyên, chị đã mạnh dạn đứng dậy nêu ý kiến không đồng tình.

Nhưng ý kiến của chị không được lưu tâm.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Chị Thanh có 2 đứa con học tiểu học.

Để có tiền sắm sanh đồ dùng năm học mới, chị bán 1 tạ lúa non được 450.000 đồng. Sau ngày khai giảng, chị nhờ người vay 3 triệu đồng để về đóng tiền học. Số này chưa bằng một nửa tổng tiền phải nộp.Lãi phát sinh mỗi tháng chị phải trả là 90.000 đồng.Không chỉ người nghèo, mà ngay cả những hộ có hoàn cảnh khá hơn ở xã Kỳ Xuân cũng phản ứng khi đóng tiền học cho con.

Hộ chị Nguyễn Thị Chiền (SN 1977) tạm được gọi là khá hơn do có chồng đi nước ngoài. Thế nhưng với 3 đứa con đang theo học tại trường, với múc đóng gần 10 triệu đồng cũng là gánh nặng.

Thưởng cho giáo viên “thu đạt”

Trong báo cáo chi tiết về các khoản cần thu, chi trong năm học 2014-2015 mà Trường Tiểu học Kỳ Xuân gửi lên UBND xã, có câu đáng chú ý, “miễn giảm và thưởng cho giáo viên thu, 40 triệu đồng”.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Rất nhiều người dân tại xã Kỳ Xuân bức xúc vì những khoản thu cao quá sức dân của trường tiểu học và trường mầm non.

Theo giải thích của cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Hoa Huệ thì số này chủ yếu là tiền miễn giảm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi đóng tiền xây dựng trường.Cũng theo cô Huệ, trong 40 triệu, có khoảng 5 triệu là thưởng cho giáo viên thu tiền xây dựng đạt kế hoạch.

Nhiều phụ huynh phản ánh con họ bị cô “dọa thế này thế nọ” nếu không có tiền nộp. Đem thắc mắc này tới ban giám hiệu, cô hiệu trưởng phủ nhận và cam kết nếu cô nào thực hiện thì sẽ xử lý ngay. Thậm chí, cô Huệ còn cam kết, toàn thể phụ huynh đã đồng tình, nhất trí cao khi đóng góp các khoản tự nguyện. Hoàn cảnh nào quá khó khăn thì làm đơn, sẽ có buổi họp xét.

Sau buổi làm việc, cô hiệu trưởng đã dẫn phóng viên đi ra khu vực đang có rất đông phụ huynh đang lao động cho con em mình học tập.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Phụ huynh đón con sau buổi lao động công ích.

Khi được hỏi về các khoản thu, nhiều phụ huynh liền nói thẳng không có chuyện tự nguyện. Thậm chí, có người còn nói rằng nếu không có tiền đóng thì con không được đi học và rất nhiều hoàn cảnh phải đi vay lãi để đóng tiền học.“Thu như thế là sai rồi”

Vùng đất đặc biệt khó khăn Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có tới hơn 33% hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập bình quân chưa đầy 20 triệu/người/năm.

Trường tiểu học Kỳ Xuân lâu nay vẫn được đánh giá cao trong các phong trào thi đua toàn huyện, dù khó khăn hơn nhiều địa phương.

Câu chuyện các khoản thu đầu năm nay đã làm nhiều người dân nghĩ khác về nhà trường. Đặc biệt, điều mà nhiều phụ huynh ức chế là việc họ biết thu quá cao sức dân nhưng lại bị gắn là “tự nguyện đóng góp”.

Khi trao đổi với phóng viên, cô hiệu trưởng khẳng định 11 khoản thu đầu (2.260.000 đồng) hoàn toàn là do phụ huynh tự nguyện. Ban chấp hành hội phụ huynh tổ chức họp lấy ý kiến cha mẹ, và sau đó có biên bản báo cáo với trường là “đồng tình”.

Còn những khoản thù quần áo, sách vở, bảo hiểm, và tiền không đi lao động, là nhà trường “thu hộ”. Số tiền này gần 1 triệu đồng.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Bà Bùi Thị Quê một nách nuôi hai cháu ăn học (mầm non và tiểu học), đầu năm phải đóng gần 6 triệu.

Mặc dù khẳng định “Mức thu hơn 3 triệu mỗi em mới chỉ là dự kiến và đang tiếp tục lắng nghe ý kiến”, tuy nhiên cô Huệ cũng cho hay nhiều giáo viên đã thu tiền.

Cũng theo cô Huệ, sở dĩ năm nay có nhiều khoản thu bởi vì nhà trường có nhiều hạng mục tu sửa, mua sắm,  trả nợ phần nào những công trình dang dở.

“Trường thu cao thì cũng để phục vụ cho con em cả… Cơ sở vật chất, những dãy nhà tầng kiến cố, thư viện, nhà bán trú… đều do phụ huynh đóng góp đấy”, cô Huệ nói.

Tuy nhiên, cô hiệu trưởng chưa giải thích thấu đáo nhiều khoản thu trùng lặp như đã thu tiền xây dựng 600.000 đồng lại còn nhiều khoản thu mua sắm, tu sửa khác.

Cô Huệ cũng cho biết, nếu không dựa vào các khoản thu từ cha mẹ thì các nhà trường nói chung không thể duy trì được. Vì ngân sách chi cho giáo dục hàng năm quá hạn hẹp. Các trường cơ bản phải tự xoay sở.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh

Cô Huệ, hiệu trưởng trường tiểu học Kỳ Xuân: Trường học giờ chủ yếu nhìn vào các khoản thu từ phụ huynh.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Lĩnh, Chủ tịch UBND xã cho hay, các khoản thu đầu năm do nhà trường báo cáo lên, xã xem xét và đồng ý với điều kiện “phụ huynh cho thu”, chứ xã không ra văn bản xác nhận.

Ông Dương Xuân Phú, phó bí thư xã nói thêm, vừa qua ông cũng nghe dư luận trong xã phàn nàn việc trường mầm non và tiểu học thu tiền quá cao, nhiều khoản thu trùng lặp, không hợp lý.

Bí thư đảng ủy xã Lê Đình Ninh cho biết, số tiền trên 3 triệu mỗi em tiểu học là “quá cao, và đã cao tức là sai rồi”. Lãnh đạo xã sẽ yêu cầu ban giám hiệu nhà trường lên giải trình các khoản thu chi, không chỉ năm này mà các năm trước. Và sẽ yêu cầu trả lại những khoản thu sai.

hộ nghèo, bán lúa, tự nguyện, học phí, khoản thu, Hà Tĩnh, Kỳ Anh
Lãnh đạo xã Kỳ Xuân trao đổi sẽ kiểm tra lại phản ánh của người dân

“Nói là tự nguyện nhưng thực chất là hình thức. Rất nhiều phụ huynh không đồng ý. Nhiều năm trước có phụ huynh có con học cấp 2 phát biểu không đồng ý, đầu tuần sau em đó bị trường nêu tên giữa trường. Lúc đó, xã đã phải có ý kiến.

Tôi cũng đã nghe dư luận chuyện một số học sinh bị ép nếu không đóng tiền thì cô không cho vào lớp, tôi đang xác minh”, một lãnh đạo xã cho hay.

  • Duy Tuấn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP