Tin Liên Quan

Khai thác khoáng sản vẫn 'tranh tối, tranh sáng'

Phiên chất vấn Bộ trưởng TN&MT Nguyễn Minh Quang tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần qua thực sự nóng với vấn đề cấp phép và khai thác khoáng sản.

Trao đổi với Tiền Phong, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE) Phạm Quang Tú khẳng định, trên 50% giấy phép do chính quyền địa phương cấp không đúng quy định là con số không thể tưởng tượng được. Việc chậm trễ công bố quy hoạch quốc gia về khoáng sản sẽ dẫn tới tình trạng “tranh tối tranh sáng”, nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở pháp luật để trục lợi.




Lỗ hổng trách nhiệm, luật


Theo báo cáo của Bộ TN&MT, trong hơn một năm qua tại các địa phương trên cả nước có 957 giấy phép khai khoáng được cấp, trong đó quá nửa là không đúng quy định, ông bình luận gì về thông tin này?


Trong giai đoạn từ 1/7/2011 đến 30/12/2012, số lượng giấy phép cho phép khai thác khoáng sản trên địa bàn các tỉnh lên đến con số 957; trong đó có trên 50% giấy phép do chính quyền địa phương cấp không đúng quy định. Đó là con số không thể tưởng tượng được.


Vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản là vấn đề rất nóng được các cơ quan quản lý nhà nước, đại biểu Quốc hội thảo luận trước khi Luật Khoáng sản (sửa đổi) được thông qua. Chúng ta cũng kỳ vọng rất nhiều vào việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là “thuốc” chữa cơ chế xin- cho. Nhưng hiện nay, số lượng cấp phép còn quá nhiều, gần như không có dấu hiệu thuyên giảm.


Qua việc này, có thể thấy Bộ TN&MT đã nỗ lực trong việc kiểm tra và công bố số liệu việc cấp phép khai khoáng tại các địa phương. Đây là bằng chứng tốt, là cơ hội để chúng ta sòng phẳng trong việc quy trách nhiệm và siết lại việc cấp phép khai khoáng. Tôi được biết sau khi Bộ TN&MT báo cáo, Thủ tướng đã yêu cầu các tỉnh có vi phạm báo cáo giải trình và chúng ta đang chờ đợi câu trả lời của các địa phương.


Trong việc quản lý khai khoáng, liệu có sự chồng chéo trong quản lý dẫn tới việc không chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của ai?


Mỗi một trường hợp cụ thể có thể phân rõ trách nhiệm của ai, cũng như mức độ trách nhiệm của doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì trách nhiệm trước tiên thuộc về cơ quan quản lý nhà nước. Khi doanh nghiệp vi phạm, các cơ quan nhà nước thực thi công vụ phải có biện pháp, chế tài để quản lý.


Theo tôi vẫn còn lỗ hổng trong công tác quản lý khai khoáng từ trung ương tới địa phương. Trong khi cấp bộ chỉ ra khung chính sách tổng thể vĩ mô thì việc thực thi thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, bộ chủ quản vẫn có trách nhiệm liên đới.


Khắc phục “tranh tối, tranh sáng”


Khai thác titan tại Bình Định. Ảnh: CODE

Khai thác titan tại Bình Định. Ảnh: CODE.



Vậy hệ thống luật pháp về khai thác, quản lý khoáng sản vẫn còn khoảng trống để các doanh nghiệp có thể “lách”?


Luật Khoáng sản (sửa đổi) năm 2010 và có hiệu lực từ 1/7/2011, được kỳ vọng sẽ thắt chặt hoạt động khai khoáng. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, luật này sẽ là “khắc tinh” của cơ chế xin – cho và cấp phép tràn lan trong hoạt động khoáng sản. Có hiệu lực được hơn 2 năm, nhưng Luật Khoáng sản vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, do việc chậm ban hành các văn bản dưới luật. Trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT thừa nhận mới chỉ ban hành được 2 nghị định. Như vậy chưa thể đầy đủ để thực thi được luật.


Ông Phạm Quang Tú

Ông Phạm Quang Tú.


Báo cáo môi trường chỉ để trang trí


Hiện nay, số doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đã tăng. Nhưng chất lượng báo cáo chỉ mang tính hình thức để hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép khai khoáng


Ông Phạm Quang Tú

Tiền Phong

  Từ khóa: khoáng sản

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP