Rác thải vất bừa bãi tại thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh)
Trước đó, GGR đại diện Liên doanh IER Green Việt Nam đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, đề nghị Hà Tĩnh hỗ trợ Liên doanh IER Green Việt Nam, sớm chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục đầu tư: Quyết định chủ trương đầu tư Dự án “Biến đổi rác thải thành năng lượng”; cấp giấy phép sử dụng 10ha đất để xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải; chấp thuận ổn định lượng rác hàng ngày đưa về Khu liên hợp xử lý rác thải; chấp thuận phí xử lý rác thải theo biểu giá tại các thành phố lớn là 380.000 đồng/ tấn (Theo Quyết định số 322/QĐ-BXD ngày 6/4/2012 của Bộ Xây dựng)
GGR đại diện Liên doanh IER Green Việt Nam tiến hành điều tra, nghiên cứu và đầu tư 100% vốn để triển khai xây dựng các Khu liên hợp xử lý rác thải sử dụng Công nghệ D4 của Hoa Kỳ công suất từ 500 – 4000 tấn/ngày, với tổng vốn đầu tư mỗi nhà máy tương ứng 125 triệu USD – 850 triệu USD (tương đương 2.781 tỉ động – 18.912 tỷ đồng) tại các thành phố lớn, nhắm chuyển hóa rác thải sinh hoạt thành các sản phẩm năng lượng có giá trị kinh tế cao, phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Người dân Can Lộc (Hà Tĩnh) tự thu dọn vệ sinh rác thải
IER là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái chế toàn cầu, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, có tính khả thi về mặt thương mại nhằm giải quyết những vấn đề thách thức trong các Dự án biến đổi rác thải thành năng lượng. Tại thời điểm này, IER đang xúc tiến đưa Công nghệ D4 vào giải quyết vấn đề xử lý rác thải ở khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam (với đại diện là GGR).
Công nghệ xử lý rác thải D4 tiên tiến của Hoa Kỳ, kết hợp giữa kỹ thuật nhiệt phân và thủy nhiệt phân, đã được Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cấp chứng nhận, có khả năng giải quyết những bất cập của các phương pháp xử lý rác thải hiện tại; công nghệ thân thiện với môi trường, không phát sinh khí thải ra môi trường, tỉ lệ chôn lấp bằng 0, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nhu cầu quỹ đất thấp, chỉ cần diện tích 10ha/ 1 nhà máy; không gây rủi ro tài chính cho địa phương bởi Liên doanh chủ động 100% vốn đầu tư; sản phẩm năng lượng đầu ra có giá trị thương mại cao: Điện, xăng sinh học, dầu diêzn, quặng cac-bon… (thành phần và chất lượng rác thải sinh hoạt thu gom thực tế tại địa phương sẽ quyết định sản phẩm đầu ra chủ yếu).
Như vậy, nếu được đầu tư như cam kết, nhà máy xử lý rác thải IER Green Việt Nam, tại Hà Tĩnh sẽ đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của Hà Tĩnh và khu vực lân cận, đặc biệt là các loại rác thải công nghiệp tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Các loại rác thải rắn vất bừa bãi khắp nơi ở Hà Tĩnh không được xử lý
NGUYỄN NGỌC VƯỢNG