"Môn đăng hộ đối" là một cụm từ quen thuộc thường được nhắc đến trong hôn nhân ngày xưa và chưa bao giờ hết "hot" trong thời hiện đại. Bản chất và ý nghĩa tuy có khác nhau nhưng dường như đó là một quy chuẩn cho mỗi người khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
"Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", chủ quan mà nghĩ chuyện cưới xin sẽ dễ nói chuyện hơn rất nhiều nếu như hai gia đình đều có địa vị, quyền thế và điều kiện kinh tế ngang nhau. Ngoài việc chênh lệch về ngoại hình, tuổi tác thì tình yêu liệu sẽ bền vững bao lâu nếu hai người ở hai môi trường khác nhau hoàn toàn, không chung lí tưởng sống lại chẳng cùng "đẳng cấp".
|
Ắt hẳn có không ít cô gái cứ mơ mộng lấy chồng giàu sang, giỏi giang mà bản thân chỉ dựa vào chút nhan sắc bên ngoài, họ đâu biết rằng học HỌC THỨC cũng là một tiêu chí để chọn cho mình một người bạn đời phù hợp. Học vấn cao hay thấp không chỉ đơn thuần là để có việc làm, kiếm tiền mà nó còn kéo theo sự nhận thức vấn đề, quan niệm sống, kiến thức, văn hóa...
Nếu giữa hai người mà trình độ quá chênh lệch sẽ dẫn đến bất đồng ý kiến trong rất nhiều chuyện sau này. Người có học vấn cao thì cách cư xử, ăn nói sẽ khác và khó có thể chấp nhận một người xử sự thô lỗ, bất lịch sự làm chồng (vợ) của mình. Một anh chàng kĩ sư tài ba liệu có chấp nhận một cô vợ đầu tắt mặt tối buôn gánh, bán bưng? Một cô giáo viên xinh đẹp, thông minh liệu có chấp nhận anh chàng nông dân về xây mái ấm "trồng rau nuôi gà" hay một người chồng "dân chơi" thứ thiệt?
|
Tình yêu thì không cần môn đăng hộ đối nhưng hôn nhân thì lại rất cần. Nếu không muốn mang tiếng "đũa mốc mà chòi mâm son" bạn nghĩ mình có can đảm để yêu một người cách xa mình về ĐIỀU KIỆN KINH TẾ? Bậc làm cha mẹ liệu có thấy xót con gái mình khi kết hôn với một anh chàng nhà vừa nghèo mà thu nhập lại còn bấp bênh. Rồi phận làm trai hiên ngang nhưng cũng đầy sĩ diện liệu có chấp nhận cảnh ở rể luồn cúi, dè chừng ba mẹ vợ. "Nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo" xuất phát điểm không giống nhau thì quyết định đi đến hôn nhân cũng chỉ làm khó chính mình, vì vốn dĩ cũng chỉ là sự gượng ép bắt bản thân cố gắng để thích nghi tốt nhất có thể.
Hôn nhân là vì nhau cố gắng nhưng ở vị thế cao hơn nữa kia của mình cũng khó có thể tránh được sự kinh thường hay bất mãn. Hơn nữa đích đến cao hơn trong hôn nhân đó chính là bạn còn phải gánh vác vai trò làm cha mẹ của các con mình trong tương lai. Bạn khó mà dạy dỗ được một đứa con trưởng thành với nhân cách tốt nếu cả hai luôn có những bất đồng trong quan điểm sống, giáo dục con trẻ.
|
Hôn nhân nào cũng cần có một điểm tựa vững vàng bản thân mỗi người nếu không muốn mình trở thành đũa lệch thì càng phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn. Con gái một khi đã thành công và có thành tựu họ lại càng muốn kết hôn với những người xuất sắc hơn mình để có thêm động lực và lí tưởng phấn đấu. Con trai khi đã có sự nghiệp vững vàng thì càng muốn chọn cho mình những cô gái có hiểu biết để khi đi cùng nhau có thể mát mặt khoe với mọi người. Hãy bình tĩnh suy xét, tìm hiểu đối phương thật kỹ càng, để xem họ có thực sự là “một nửa” đích thực của mình, hay giữa hai người tồn tại quá nhiều điểm “lệch pha”. Vợ chồng chênh nhau chẳng khác gì đôi đũa lệch, phải cố gắng lắm mới cùng đồng hành hết một bữa ăn.
Tác giả: Cáo
Nguồn tin: emdep.vn