TP Hà Tĩnh

Cách kiểm tra nội tạng trong 10 phút không cần bác sĩ

Theo Đông y, phương pháp bấm huyệt có thể giúp bạn kiểm tra được sức khỏe của tim, gan, thận, phổi, ruột già trong 10 phút mà không cần bác sĩ.

1. Kiểm tra tim

Ngửa ngón tay, tìm huyệt Thiếu phủ (nằm ở kẽ xương ngón tay thứ 4 và thứ 5) hoặc huyệt Thiếu xung (nằm ở góc ngón tay út, phía ngón tay áp út). Nắm 2 ngón tay vào huyệt này thật chặt, day mạnh, có thể lắc tay để tăng thêm lực.

Nếu cảm thấy đau tức là tim bạn đang phải làm việc quá sức.

Đặt ngón tay cái vào giữa khe ngón tay thứ 4 và thứ 5 (huyệt Thiếu phủ), ngón trỏ đặt ở phía đối diện (huyệt Trung chử ở mu bàn tay). Xoa bóp để trợ lực cho tim và tăng sức khỏe cơ thể.

2. Kiểm tra gan

Ấn sâu vào huyệt Thái xung (chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2), nếu cảm thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu.

Để trợ giúp gan, dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

3. Kiểm tra thận

Nắm gân gót chân, bấm mạnh vào huyệt Côn lôn, Bộc tham của kinh Bàng quang, Chiếu hải, Thái khê của kinh Thận. Nếu thấy đau thì có nghĩa thận, bàng quang, bộ phận sinh dục đang bị rối loạn.

Dùng bàn tay cụp vào gót chân hướng về lòng bàn chân, bóp mạnh và sâu, nếu thấy đau là bộ phận sinh dục yếu, cần ấn vào điểm này để tăng cường sức khỏe của bộ phận sinh dục, làm hết đau lưng và đau đầu gối.

4. Kiểm tra phổi

Ngửa bàn tay, dùng ngón tay ấn huyệt Thái uyên (chỗ lõm đầu lằn chỉ cổ tay (dưới ngón cái), đồng thời gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào huyệt Ngư tế (vùng thịt ở mô ngón cái) để kiểm tra phổi.

Day 2 huyệt này làm lượng ôxy trong phổi lưu thông qua đường kinh Phế.

5. Kiểm tra ruột già

Khép ngón tay cái vào huyệt Hợp cốc (sát ngón trỏ, chỗ cao nhất của thịt lồi lên), day và ấn vào huyệt này, nếu đau là ruột già không được tốt lắm, cần ấn vào huyệt này cho đến khi thấy hết đau. Nên ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu.

Huyệt đặc biệt này không những làm tan những chất độc tụ ở ruột già mà còn chữa mất ngủ. Mỗi tối nên xoa ấn huyệt này là cơn mệt mỏi sẽ tiêu bớt.

Theo các bác sĩ Đông y, day huyệt bị đau là do khí huyết bị ứ trệ, các cơ quan nội tạng hoạt động yếu. Do vậy việc thường xuyên day, kích thích các huyệt quan trọng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, chữa khỏi bệnh một cách đơn giản và tiết kiệm.

Lưu ý, thời gian xoa bóp, day ấn ngón tay không nên quá dài, mỗi lần xoa bóp, day ấn chỉ nên trong thời lượng 3 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần. Khi xoa bóp, day ấn phải chú ý dùng lực vừa phải, nếu sau khi day ấn và vị trí đó xuất hiện cảm giác tức mỏi, hơi đau thì có nghĩa lực ấn quá mạnh.

Ánh Nguyệt (Tổng hợp)

  Từ khóa: nội tạng , kiểm tra , bác sĩ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP