Thương hiệu “thủ khoa” xứ Nghệ

Một mùa thi đại học nữa đang dần khép lại, đồng nghĩa với đó là hàng trăm cánh cổng trường đại học đang mở ra tương lai cho hàng ngàn sĩ tử trong cả nước, tạo dựng tương lai bắt đầu từ nuôi ước mơ giảng đường. Mấy năm gần đây, ở mỗi mùa thi đại học, những người làm công tác giáo dục và những ai quan tâm đến sự nghiệp trồng người, lại quen thuộc với một ngôn danh: Thương hiệu “thủ khoa” xứ Nghệ. Xứ Nghệ, bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh, hằng năm đã đóng góp cho cả nước một số lượng thủ khoa đáng nể, trong đó tự hào hơn cả là những thủ khoa chân đất, vượt lên số phận để xây đắp tương lai tươi sáng.

Trường có 500 học sinh đỗ đại học: “Các em tự học, không học thêm!”

“Gần 100% học sinh của trường là con em gia đình thuần nông, không có điều kiện đến trung tâm học thêm. Thành quả này là nỗ lực của nhà trường và tinh thần vượt khó, ham học của các em” -chia sẻ của hiệu phó Trường THPT Trần Phú (Đức Thọ, Hà Tĩnh) nơi có gần 500 lượt học sinh đỗ ĐH.

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các thủ khoa đại học năm 2014

Sáng 16/8, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, huyện Đức Thọ, các nhà trường đã đến tặng hoa, quà chúc mừng em Trần Văn Cường (THPT Trần Phú) – thủ khoa ĐH bách khoa TP Hồ Chí Minh (28,5 điểm), á khoa ĐH Y Hà Nội (29 điểm) và em Trần Mỹ Dung (THPT Đức Thọ) – thủ khoa ĐH Luật TP Hồ Chí Minh (26 điểm, khối C).

Thủ khoa Bách khoa vẫn hằng ngày chăn trâu giúp mẹ

Cùng lúc, đỗ thủ khoa trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh và á khoa trường ĐH Y Hà Nội, thay vì vui mừng thì chàng trai nghèo Trần Văn Cường ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) phải day dứt giữa việc học hay đừng.

Vì sao thủ khoa thường là học sinh nông thôn?

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và qua thông tin báo chí, những năm gần đây số thí sinh đỗ thủ khoa hoặc đạt điểm cao thường là học sinh ở vùng nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

TOP