Cách đây hơn 7 năm xã Thạch Long, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch. Để có nước về tận nhà, người dân đã đi vay tiền về đóng đối ứng cho xã. Tuy nhiên, đến nay có nhiều hộ dân vẫn “mỏi mòn” chờ nước sạch để dùng.
Nhằm chia sẻ khó khăn với các học sinh và giáo viên tại các huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh, 11 máy lọc nước sạch đã được nhà hảo tâm lắp đặt cho 11 trường mầm non, tiểu học và THCS nơi đây.
Mặc dù đã được nhà máy nước sạch xử lý nhưng khi cung cấp cho người dân, nguồn nước sạch này lại có màu vàng đục, mùi hôi khó chịu khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng và không dám sử dụng.
Hàng ngày, người dân xóm 1 xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phải thức dậy từ 5 giờ sáng để tranh thủ ra sông Ngàn Sâu lấy nước vì sợ sáng ra trâu bò làm vẩn đục. Có những ngày nắng nóng trên 40 độ, họ phải chắt chiu từng giọt nước để ăn, uống trong cảnh gió Lào hun cháy cả cỏ cây.
Nhiều hộ dân phải di dời vì Dự án nâng cấp QL 15A từ TP.Hà Tĩnh – huyện Hương Khê về tái định cư (TĐC) tại khối phố Yên Đồng, phường Thạch Linh (TP.Hà Tĩnh). Thế nhưng, đã 2 năm nay, tại nơi ở mới, họ vẫn chưa có nước sạch mặc dù đã kêu cứu từ lâu lên các cấp, ngành liên quan.
Nếu như trước đây, trong mùa mưa lũ, khách hàng của Nhà máy nước Hà Tĩnh thường phải đối mặt với tình trạng mất nước trong nhiều ngày. Thì nay, vấn đề này sẽ được khắc phục nhờ hệ thống bể lắng hiện đại vừa mới được Công ty cổ phần Cấp nước Hà Tĩnh triển khai xây dựng.
Đã nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở 6 khối của TT Nghèn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã và đang sống trong cảnh không có nước sạch để sinh hoạt. Nguồn nước ngầm nơi đây bị nhiễm phèn nặng, hàng ngày phải sử dụng nước từ ao tù, hồ đọng, nước thủy lợi nội đồng lẫn những tạp chất thuốc cỏ, trừ sâu… để sinh hoạt qua ngày đoạn tháng, mỏi mòn chờ đợi “tin tức mang tên nước sạch”.
Ngày 12/8, bà Claire Ireland – Tham tán Đại sứ quán Úc và ông Marcus Howard – Cố vấn Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại một số công trình nước sạch vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Đức Thọ, Thạch Hà và Cẩm Xuyên.
Với mục tiêu kiểm tra ngẫu nhiên các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh, đoàn đã đến kiểm tra việc vận hành sử dụng công trình cấp nước tập trung xã Đức Nhân, huyện Đức Thọ; công trình vệ sinh ở trạm y tế xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà; kiểm tra tình hình vận hành, bảo dưỡng tại Nhà máy nước Bắc Cẩm Xuyên và kiểm tra thực tế tại một số hộ dân được hưởng lợi từ dự án nước sạch ở thôn Hưng Mỹ xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên. Đoàn cũng đã đến kiểm tra công trình nước sạch và vệ sinh ở trường mầm non xã Cẩm Thành.
Những tưởng di dời đến khu tái định cư sẽ có cuộc sống tốt hơn, nhưng hiện nay nhu cầu thiết yếu nhất là nước sạch của hơn 30 hộ dân khu tái định cư Hà Tân (xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn chưa được đáp ứng. Lời hứa của cơ quan chức năng về một trạm cung cấp nước sạch đã kéo dài 7 năm đến bây giờ vẫn chưa thành hiện thực!
Theo thống kê Hà Tĩnh hiện có 49 nhà máy nước sạch được xây dựng thì có hơn 10 nhà máy đã bị “khai tử”, thậm chí trong số đó có những công trình đầu tư hàng tỷ đồng từ nhiều năm nay nhưng chưa một lần đưa vào sử dụng. Trong khi đó, người dân đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt hàng ngày…
Mặc dù đã tròn hai năm sinh sống ở các khu tái định cư (TĐC), thế nhưng đến nay hàng trăm hộ dân ở các xã Hương Quang và Hương Điền, thuộc huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con.
Thời gian gần đây, người dân xã Sơn Long, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hết sức bức xúc khi nhiều chiếc bồn chứa nước sạch phục vụ dân mùa mưa lũ bỗng nhiên biến mất. Qua tìm hiểu họ té ngửa khi biết các bồn nước biến mất do đã được bán.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước khi xây dựng khu tái định cư là đảm bảo cho các hộ dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng, hiện nhiều hộ dân tại hai khu tái định cư Hói Trung và Khe Ná – Khe Gỗ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đang thiếu đất sản xuất và nước sạch.
Hà Tĩnh hiện có 57 công trình cấp nước nông thôn tập trung, nhưng chỉ có 21 trong số đó còn phát huy hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi cần phải có những giải pháp bền vững trong việc xây dựng, quản lý, vận hành… các công trình nước sạch nông thôn.
Nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường, Trạm Y tế xã Tiến Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) được tài trợ xây dựng một công trình vệ sinh phục vụ bệnh nhân và các cán bộ, bác sĩ.