Tồn tại qua hàng trăm năm, cây sui Diên Tràng (huyện Thanh Chương, Nghệ An) không chỉ độc đáo bởi kích thước khổng lồ, mà còn gắn với những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931).
Nhu cầu tiêu thụ hến lớn đã giúp người dân khai sinh ra ngón nghề cào hến “có một không hai”, giúp hàng trăm hộ dân trong làng có cái ăn, cái mặc, nuôi con cái học hành thành tài.
“Người đàn ông tim có 4 ngăn, trong đó một ngăn dành cho người mình yêu, 3 ngăn còn lại dành cho những việc khác. Ít khi người đàn ông xen lẫn chuyện tình cảm vào 3 ngăn còn lại, nhưng trong thời gian này anh làm bất cứ việc gì cũng đều nhớ đến em, đôi lúc rơi nước mắt vì thương em. Anh yêu em nhiều lắm và anh nghĩ đã đến lúc anh cần có em bên cạnh”, đó là lời cầu hôn lãng mạn mà Quốc Dũng (29 tuổi) dành cho bạn gái Thụy Anh vào cuối tháng 9/2015 sau 4 năm yêu nhau.
Đối với chúng ta, những shoot hình thời trang dưới nước hẳn đã quá quen thuộc nhưng việc thực hiện cả một show diễn thời trang dưới nước như thế này thì quả là lạ lẫm.
Việc cho vải ra quả từ thân đã đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định. Với 3 ha vải mỗi năm gia đình anh Hành thu về gần một tỷ đồng.
Khu vườn vải thiều diện tích 3ha có một không hai ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Chủ nhân của vườn vải này là anh Trần Văn Hành, một người dân tộc Sán Dìu, lại bắt cây vải thiều ra hoa, đậu quả ngay trên thân cây.Người dân nơi đây vẫn quen gọi anh là “phù thuỷ” đất vải thiều, bởi sản lượng, mẫu mã của loại vải thiều này được đánh giá cao hơn so với các quả vải thiều truyền thống. Ở thời điểm này vải trong vườn nhà anh Hành đang được bán với giá trên 20 nghìn 1kg, gấp đôi so với vải thiều thông thường.
Câu chuyện về ép vải ra quả tử thân được bắt đầu vào năm 2012 trong một lần tình cờ thấy cây vải giao tán vào nhau tạo nhiều khoảng râm, anh đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây, hoa chi chít. Năm đầu tiên anh quan sát và đã thấy quả ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn quả ở cành.
Lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch được cắt bỏ, đợi lộc ra đợt kế tiếp cách đó chừng hai tháng thì anh để lại cho ra hoa. Do cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc nên chất dinh dưỡng dồn tụ lại, làm bật mầm thân cây, có những chùm nặng hai đến 3kg rất bắt mắt.
Theo anh Hành, quả từ những lộc thân cây thường to mọng, mã quả đỏ và sáng bắt mắt, thường là hàng hoa, được khách hàng đổ xô đến mua và hoàn toàn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Việc cho vải ra quả từ thân đã đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, thu hái nhanh, bớt đi một nửa nhân công trong những ngày cao điểm, giá cao và ổn định. Với 3ha vải mỗi năm gia đình anh Hành thu về gần một tỷ đồng.
Cầu dài khoảng 100m, rộng chừng 1,5m được ghép bằng gỗ, tre nứa, chằng buộc bằng đủ thứ sợi thép và có cả lốp xe đạp… Nó cũ kỹ, ọp ẹp, xộc xệch và yếu đến nỗi một nửa chiếc cầu nằm chìm dưới mặt nước…
“Nguyễn Trung Thành theo em là một cây bút bá đạo trong nền văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ”, đó là lời văn của một học sinh trong bài kiểm tra học kỳ.
Không chỉ nổi bật bởi kích thước khổng lồ, cây sui Diên Tràng (xã Thanh Phong, Thanh Chương, Nghệ An) còn gắn với những ngày hoạt động cách mạng gian khổ và sôi nổi của Phong trào Xô Viết 1930 – 1931.
Trải qua thời gian dài quan hệ yêu đương, Tiến mới nhận được cái gật đầu ưng thuận của Hòa. Mừng như “vớ được vàng”, chàng trai nhanh chóng thúc giục gia đình tổ chức một đám cưới linh đình.