Kỳ Anh

Kỳ Anh: Sau 13 năm người dân mới biết mình bị mất đất

Vào những năm trước đây xã Kỳ Nam là một trong những nơi nghèo nhất của tỉnh Hà Tĩnh, nơi khô cằn sỏi đá cuộc sống muôn vàn khó khăn, người dân phải bươn chải, mưu sinh bữa no bữa đói, thời điểm đó vào năm 2002 theo chủ trương chính sách phát triển kinh tế của tỉnh đã đưa dự án nuôi tôm công nghiệp về trên mảnh đất này, nên chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 92,6 hec ta đất nông nghiệp trồng lúa chuyển sang nuôi trông thủy sản giao cho công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Việt Anh với mong muốn đưa Kỳ Nam thoát nghèo vươn lên, nhưng cho đến nay sau 13 năm thực hiện dự án vỡ bể vì không hiệu quả, đã biến phần diện tích đất đai rộng lớn trên trở thành những cánh đồng hoang tàn, lạnh vắng bóng người…

Hatinh24h 01
Dự án nuôi tôm năm nào giờ thành những cánh đồng hoang vắng tiêu điều

Dân mất đất không hề hay biết…

Cầm cuốn sổ đỏ trong tay, ông Nguyễn Văn Khuyên ( 63 tuổi) ở xóm Minh Tân – xã Kỳ Nam rưng rưng trong nước mắt: Chú coi răng chứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà tôi đang cất giữ đây, sao xã nói chúng tôi mất đất sao được, nhưng quả thật trong buổi họp toàn thể nhân dân gần đây ủy ban nhân dân xã đã thông báo tới 416 hộ có đất trong dự án nuôi tôm năm xưa đã bị tỉnh “ thu hồi vĩnh viễn ”.


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình ông Nguyễn Văn Khuyên đang cất giữ..

Khi nghe thông báo mất đất ông Bùi Văn Tùng ở xóm Minh Tân nói trong thẫn thờ : “ thế là khổ rồi lại càng khổ hơn nữa’’ ông Tùng cho biết thêm đất nhà ông hầu như mất hết trong dự án này, chỉ con mấy thước trồng lúa không đủ ăn, theo thỏa thuận đền bù, hàng năm vào cuối tháng 6 thì công ty Việt Anh chi trả sản lượng thóc quy ra tiền cho bà con Kỳ Nam theo từng mùa vụ, nhưng năm 2014 phía công ty còn nợ toàn bộ bà con 153 tấn thóc chưa trả và chưa có lời hẹn khi nào sẽ trả cho bà con nhân dân…


Biên bản thỏa thuận giữa đại diện chính quyền xã Kỳ Nam và các bên liên quan thời điểm 2002

Xã cũng mới biết “đất bị tỉnh thu hồi vĩnh viễn ’’

Ông Nguyễn Đình Vin – Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Kỳ Nam cho biết: “Đầu năm 2014 xã đã kiến nghị lên tỉnh thì được sở tài nguyên và môi trường  tỉnh Hà Tĩnh trả lời diện tích trên đã được nhà nước thu hồi, bồi thường vĩnh viễn, nay đã giao cho ban quản lý khu kinh tế tỉnh quản lý”.


Văn bản sở tài  nguyên môi trường tỉnh Hà Tĩnh trả lời v/v diện tích 92,6 hecta bị thu hồi vĩnh viễn

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi tìm gặp  ông Nguyễn Văn Thự – Nguyên chủ tịch mặt trận xã Kỳ Nam cũng là người có thâm niên công tác lâu năm ở đây và là người biết rõ thời điểm triển khai dự án nuôi tôm trên : “Khi họp thống nhất lấy ý kiến toàn thể nhân dân là dự án sẽ triển khai trong có thời hạn 13 năm sau đó sẽ trả lại cho dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp hoặc dự án tiếp tục triển khai thì sẽ có phương án đền bù hỗ trợ tiếp cho nhân dân”


Bản cam kết thực hiện đền bù của dự án với các hộ dân…

Cần có sự giải trình với các hộ dân bị mất đất

Theo sự trình bày của các hộ dân thì họ cho biết : Thời điểm 2002 chúng tôi chỉ đồng ý cho dự án thuê đất 13 năm chứ chúng tôi không hề đồng ý chuyển quyền sử dụng để rồi mất trắng đất như hiện giờ, khi tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan thì được biết ngày 27/5/2002 đã có sự ký kết “biên bản thỏa thuận ” về việc triển khai dự án, trong đó có nội dung ghi rõ : về việc thực hiện đền bù để chuyển quyền sử dụng đất, được 6 cán bộ chủ chốt đại diện chính quyền xã Kỳ Nam thời điểm đó ký xác nhận với đại diện công ty Việt Anh và ban quản lý dự án.


Các hộ dân ở thôn Minh Tân – xã Kỳ Nam đang trình bày sự việc với PV

Thiết nghĩ các cán bộ xã không thể tự ý chuyển quyền sử dụng đất của dân cho bất kỳ ai, mà chưa được sự đồng thuận của các hộ dân, trong khi 416 hộ dân kia không hề hay biết đất mình bị mất sau 13 năm mới được thông báo, trên thực tế các hộ dân vẫn đang giữ  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tay và đinh ninh đất vẫn đang thuộc sở hữu của mình.

Hiện nay số diện tích trên ủy ban tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao cho một dự án nuôi tôm mới (Grobets), vậy hướng giải quyết nào cho 416 hộ dân bị thu hồi đất vĩnh viễn mà không hề hay biết, ai sẽ là người giải trình rõ ràng và chịu trách nhiệm trước những thiệt hại của bà con nhân dân

Trao đổi với ông Cao Xuân Chiến nguyên bí thư đảng ủy xã thời điểm đó là một trong những người ký vào biên bản thỏa thuận dẫn đến việc mất đất của dân,  ông Chiến cho biết : “do hồi đó không đọc kỹ khi văn bản mà đã ký dẫn đến sai lầm hôm nay ”.

Đề nghị các ngành chức năng liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và ủy ban xã Kỳ Nam có biện pháp xử lý và làm rõ trách nhiệm thuộc về ai trong vấn đề trên để đảm bảo quyền lợi cho người dân và tránh gây bức xúc trong dư luận.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin tới bạn đọc…

Ngọc Tình / Trí Việt 24h

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP