Tôi trở về cách đồng muối Kỳ Hà trong những ngày nắng thiêu lửa đốt, hàng trăm diêm dân vẫn đang miệt mài để làm ra những hạt muối thấm đẫm không biết bao nhiêu giọt mồ hôi…
Những hạt muối chát mặn mồ hôi…. Không biết nghề làm muối có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề làm muối đã tồn tại từ lâu đời ở xã Kỳ Hà, một địa phương duy nhất ở huyện Kỳ Anh có nghề làm muối. Khác với mọi năm, thời tiết năm nay, nắng nóng đến sớm, đây là điều kiện lý tưởng để những người diêm dân được mùa sản xuất muối. Dù biết rằng; Nghề làm muối vất vả dưới những cái nắng chang chang như lữa thiêu đốt. Thế nhưng, nghề làm muối như ngấm vào da thịt, vào thịt của hàng trăm bà con diêm dân. Dù biết vất vả, khổ cực nhưng không vì thế mà chị Nguyễn Thị Kim ở thôn Đông Hà quay lưng lại với nghề làm muối. Chị cho biết; Để làm ra những hạt muối thì một ngày làm việc bắt đầu từ sáng sớm, khi mặt trời chưa ló rạng cho đến khi trời bắt đầu xế chiều. Bình quân mỗi mùa sản xuất muối kéo dài khoảng 3-4 tháng, thường từ tháng 4 đến tháng 7. Còn chị Nguyễn Thị Hồng- ở thôn Đông Hà, một diêm dân đã gắn bó lâu đời với nghề làm muối, chị cho biết; Trước đây, ở Kỳ Hà nghề làm muối gặp rất nhiều khó khăn nhưng vài năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm đầu tư của TW. Vì thế, mà nghề làm muối của bà con diêm dân ở đây đở vất vã hơn trước. Chị nói; Năm nay, bình quân mỗi ngày gia đình chị làm được 3 tạ muối, thu nhập hơn 300 ngàn đồng/1 ngày. Được chứng kiến những hạt muối chát mặn, chúng tôi mới thấy được nỗi vất vả của nghề làm muối. Mặc dù, bà con diêm dân làm muối bằng thủ công, chẳng cần bảo hộ lao động, chỉ một cát xẻng, đôi quang gánh, chiếc xe cút cít, xe bò lốp nhỏ… thế nhưng, họ đã miệt mài qua các công đoạn đề làm nên những hạt muối. Dù thời tiết nắng nóng nhưng bà con diêm dân vẫn lao động quần quật trên cánh đồng muối, nói cười rôm rã như muốn quên đi cái nắng nóng gần 40 độ C những ngày hè ở dãi đất Miền Trung.
…..Ước mùa Muối sau. Những năm gần đây, mặc dù nghề làm muối gặp rất nhiều khó khăn, nhưng năm nay giá muối đã dần dần đi vào ổn định, Công ty Muối Hà Tĩnh đã thu mua 1.300 đồng/1kg muối. Với diện tích hơn 71 ha, phấn đấu đạt tổng sản lượng 10.000 tấn, trong đó, đưa vào chế biến 6.700 tấn muối tinh sạch, với hàng trăm hộ tham gia sản xuất muối. Năm nay, nắng đến sớm, có những thời điểm đạt đỉnh gần 40 độ C là những cơ hội vàng để những người làm muối được mùa. Qua tìm hiểu của chúng tôi; Hiện nay, trên cánh đồng muối không chỉ có người lao động mà ngay cả các em học sinh cũng tham gia làm muối, để đỡ đần những khó khăn với gia đình. Biết bao thế hệ tuổi thơ của các em đã gắn bó với cánh đồng muối vào những ngày hè. Em Nguyễn Thị Trang- Học sinh Trường THCS Kỳ Hà nói “Dù khó khăn, vất vả nhưng vui vì giúp đỡ cho bố mẹ những khó khăn trong sản xuất muối”. Đồng muối Đại Láng –xã Kỳ Hà những ngày cuối tháng 6 dường như vui hơn. Anh Hoàng Xuân Thu, thôn Bắc Hà tâm sự “Cả thôn có hơn 150 hộ, đàn ông đi biển, đi làm ăn xa, phụ nữ, trẻ em làm muối. Đất trồng lúa, trồng hoa màu hạn hẹp cũng không có nghề phụ gì, nên dù giá muối đắt rẽ thế nào thì chúng tôi cũng phải gắn bó với nghề làm muối”. Để phát triển nghề muối đang đứng trước của cơ chế thị trường. Hơn lúc nào hết, cần xây dựng các chiến lược Quốc gia, góp phần đảm bảo bình ổn giá muối thu mua cho bà con nhân dân để họ yên tâm và sống được với nghề. Chia tay cánh đồng muối Đại Láng- Kỳ Hà, nhìn những đống muối trắng nhập nhô giữa một cánh đồng bao la, bát ngát trắng xóa của những hạt muối tinh sạch đang đợi những chuyến xe đến vận chuyển. Tin rằng, trên những gương mặt giải nắng, dầm sương và cả những giọt mồ hôi chảy xuống cánh đồng muối chát mặn mãi mãi cười vang khi “ Được mùa Muối trước, ước mùa Muối sau.”./.
Tác giả bài viết: Mạnh Hải- Phạm Tuấn- Mai Dung
Kỳ Anh