Đọc hết tập sách gồm 26 bài hồi ức và 22 bài thơ tôi thực sự ngạc nhiên bởi ông không không phải cây bút bút viết văn chuyên nghiệp nhưng lời lẽ súc tích, bố cục mạch lạc. Ông không phải nhà thơ nhưng nhiều bài thơ cảm xúc dồn nén đã bật lên tứ lạ..
Tập sách “ Đón anh về” đưa độc giả vào từng trang viết một cách tự nhiên, tự nhiên như chính người đọc đang ngồi cạnh ông để nghe ông kể chuyện. Lời lẽ rất dung dị, các sự kiện và nhân vật đưa ra đều hoàn toàn sự thật. Sự thật về hoàn cảnh gia đình của ông Đặng Duy Báu lúc còn nhỏ, sự thật về quá trình hoạt động cống hiến của ông từ lúc là thấy giáo đến cương vị chính khách : Một bí thư tỉnh uỷ. Ông kể chuyện về mình nhưng người ta không thấy ông cường điệu đánh bóng cái tôi của mình trong tập sách này. Điều đó một lần nữa minh chứng thêm phong cách sống của Đặng Duy Báu giản dị và khiêm tốn, chân tình và thuỷ chung. Tập sách ấy dường như lời cảm tạ của mình đối với nhân dân, đối với Đảng, đối với bạn bè đồng chí đã giáo dục và nuôi dưởng mình trưởng thành.
Mở đầu tập sách này đó là bài viết “ Đi gửi thư lên Bác Hồ ” dẫn dắt người đọc vào một sự hồi hộp và không ít người đặt câu hỏi : Tại sao lại gửi thư cho Bác Hồ ? Gửi thư cho một vị lãnh tụ với mục đích gì?. Nhưng đọc xong toàn bộ bài viết này câu trả lời ấy đã được “giải mã” rất kịp thời và người ta đã thấy ông Đặng Duy Báu ngay từ nhỏ đã biết hun đúc cho mình lấy Trí, lấy Nhân, lấy Nghĩa làm lẽ sống và ông đã đi tìm công lý từ nhửng chuyện rất riêng trong gia đình . Chính nhờ gửi thư lên Bác Hồ, được Bác Hồ đọc và cho đoàn cán bộ về kiểm tra và gia đình ông được giải oan. Sau lần “tai bay vạ gió” ấy, gia đình ông vẫn được hạnh phúc và êm ấm như xưa.
Ông Đặng Duy Báu (thứ 2, từ trái sang) và các ông Trương Kiện, Nguyễn Tiến Chương, Trần Quang Đạt tại cột mốc N1, Cửa khẩu Cầu Treo (1999)
Được thừa hưởng phong cách trí tuệ người bố, đức tính chân chất hiếu thảo của người mẹ, ông đã phát huy năng khiếu các môn học tự nhiên và xã hội ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các cấp phổ thông. Sau khi tốt nghiệp khoa Vật Lý – Đại học Sư phạm Hà Nội, chàng thanh niên trai trẻ đầy nhiệt huyết Đặng Duy Báu được tắm mình trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đầy cam go và ác liệt của dân tộ. Đấy là những ngày nhà thơ Chế Lan Viên đã thốt lên “ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? ” và riêng Đặng Duy Báu đầy tự hào bởi mình được sống trong hơi thở hừng hực của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời ấy. Trong tập sách này ông nhắc lại nhiều bài viết về hình ảnh những vụ tàn khốc do giặc Mỹ ném bom, gây đau thương mất mát về người và của nhân dân ở vùng đất Hương Khê mà ông đã từng dạy học.. Nhưng vượt lên tất cả mọi nỗi đau đó là tinh thần hăng say học tập, lao động và chiến đấu của nhân dân. Tôi đã đọc kỹ dòng hồi ức “Đi cày và đỡ đẻ’’ tôi có cảm tưởng ông đã hoá thân mình thành một xã viên hợp tác tác xã nông nghiệp thực thụ.
Với giọng văn chân chất, mộc mạc như lúa như khoai, câu chuyện được ông thuật lại vào những năm của thế kỷ 20, ông được tham gia vào đoàn cán bộ đi thực tế xuống cơ sở để tìm hiểu về nông nghiệp về đời sống của nông dân. Khi về xã Phúc Lộc không ít người dân và anh em trong đoàn đã thực sự thán phục ông sớm nhập cuộc . “ Còn nhớ hôm đó đang đi trên đồng ruộng, thấy bác Khiêm cày dưới ruộng, tôi nói với bác ấy nghỉ tay hút thuốc, tôi cày thay cho. Bác ấy tỏ vẻ ngần ngại nhưng rồi thấy tôi quyết tâm, bác trao dây mũi, roi và seo cày cho. Nhìn tôi cày ngon lành, lại bỏ được vạt cày đẹp bác ấy rất ngạc nhiên ”. Từ chuyện đi cày, ông hé lộ cho mọi người biết từ nhỏ đến lớn ông đã được bà mẹ rèn cho công việc nhà nông rồi. Sau đó là chuyện cấy lúa đêm trăng, làm bèo hoa dâu, đến việc gặt lúa, trục lúa dưới trăng với dân ông đều làm được tất. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đấy thì dấu ấn và sức nặng của bài viết vẫn chưa lớn, bởi ông làm được nhiều việc nhà nông thì nhiều cán bộ xuống cơ sở như ông đều xuất phát con em nông dân cũng có thể làm được. Điều bất ngờ ông tiết lộ cho đọc giả mình việc tham gia “đỡ đẻ” cho một phụ nữ quê ở xã Tiến Lộc ( Can Lộc). Từ câu chuyện này ông không muốn khoe là mình dũng cảm và sáng tạo trong tình huống bất đắc ấy. Mà cái may cho ông và may cho gia đình chị Mai khi dụng cụ cắt rốn chỉ bằng que nứa được vót ra còn có ở “ Phúc” trời để “mẹ tròn con vuông”. Chuyện đở đẻ mà ông nhắc còn giúp cho mọi người hiểu thêm cuộc sống của người nghèo trong hoàn cảnh quê hương và đất nước nghèo. Không biết bao nhiêu cậu bé và cô bé đã được cất tiếng khóc chào đời ngay cả trên bờ ruộng, hay chiếc chõng tre đặt sau hồi nhà.. Chính trong bối cảnh này, ông Đặng Duy Báu lại một lần nữa nhắc người cán bộ, người đảng viên không bao giờ được xa dân và phải biết quý trọng đùm bọc dân trong bất cứ hoàn cảnh nào. “ Một buổi sáng cả nhà đang ăn sáng, bà Lượng nói chị Mai trở dạ sinh, bà ra trạm xá mời hộ sinh về đẻ tại nhà. Bà Lượng vừa đi được một lúc thì chị Mai khóc thét lên. Tôi bỏ bát đũa lật đật chạy sang, thì thấy chị Mai gọi tôi nhờ anh mau vào giúp cho. Tôi chạy vào buồng vừa lúc đó chị đang sinh cháu. Như một phản xạ tự nhiên tôi chạy đến đỡ cháu bé ra. Bồng cháu trên tay vừa lúc túng vừa ngượng, nhưng vẫn bảo chị Mai bình tĩnh…Tôi gọi bác Lượng ông sang nhờ bác ấy đi vót lách nứa để cắt rốn …Không hiểu vì sao lúc ấy tôi lại manh dạn cầm lách cắt rốn cho cháu” .
Ông Đặng Duy Báu (thứ 2, từ trái sang) cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt khảo sát KKT Vũng Áng (1996)
Từ một thầy giáo dạy vật lý đến cương vị chính khách là một Bí thư Tỉnh uỷ, với nhiều trải nghiệm vui buồn, gian khổ và hạnh phúc, nhưng tập sách “Đón anh về” ông chỉ chọn những kỷ niệm gây dấu ấn sâu sắc nhất trong cuộc đời. Với tuổi trẻ Đặng Duy Báu đã không để thời gian trôi một cách vô vị để rồi tiếc nuối. Ông cảm ơn chính ngày gian khổ nhất ở huyện miền núi Tương Dương đã nuôi dưỡng và giúp ông có một cách nhìn biện chứng về nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Câu chuyện ông được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ Tương Dương mà ông thuật lại hồi ấy không phải ông có “tài thao lược” để “mua phiếu tín nhiệm” mà sự bất ngờ của tổ chức Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh trong việc sắp xếp bố trí lúc ấy đó là tiếng nói dân chủ thẳng thắn và chân thành nhất của đội ngũ cán bộ huyện Tương Dương tín nhiệm bầu ông làm “ Phó bí thư Huyện uỷ”. Vì sao ông lại được bầu làm Phó bí thư huyện uỷ?. Chính vì ông đã có một “học phí ” khá đắt trong quá trình lăn lộn thực tiễn với bà con đồng bào dân tộc, ông đã có những tư duy mới để giúp bà con phát triển kinh tế – văn hoá, xoá bỏ dần những tập tục lạc hậu.
Với anh em đồng chí, Đặng Duy Báu sống chân tình gần gũi như anh em ruột thịt. Rồi những ngày được Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh gửi đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô, chia tay với vợ con để sang với xứ sở băng tuyết ông đã xúc động đến trào nước mắt với sự ưu ái này. Việc nghiên cứu sinh về Xây dựng Đảng ở Viện hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô chính là “cơ hội vàng” để ông trang bị đầy đủ về chính trị, về nguyên lý chủ nghĩa Mác Lê Nin, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin vào cách mạng Việt Nam.
Những bài viết trong tập sách “ Đặc biệt của đặc biệt ” “ Cây cao su lại về Hà Tĩnh ” hay “Dự án này quốc gia phải lo” đó là những trăn trở của ông trong thời kỳ đổi mới : công nghiệp hoá, hiện đại đại hoá nông nghiệp nông thôn và gửi đến một thông điệp tới mọi người : Bằng những định hướng này, trong cuộc hành trình đầy gian lao thử thách nhưng “Hà Tĩnh sẽ nổi bật lên” như Bác Hồ đã từng mong muốn
Đọc hết tập sách “Đón anh về” chắc chắn độc giả cũng như tôi đều nhận ra một điều: Đây không chỉ những chuyện “ Một thời để nhớ” của tác giả, điều cao cả hơn, giá trị đích thực của tập sách chính là giáo dục nhân cách sống, lề lối làm việc, trách nhiệm của người đảng viên hiện nay. Cuốn sách ra đời trong không khí cả tỉnh đang tập trung thực hiện tốt Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ 4 thì giá trị về tầm tư tưởng của cuốn sách lại càng đáng trân trọng. Cuốn sách sẽ giúp cho cán bộ và đảng viên nhất là lớp trẻ một sự nhìn nhận lý tưởng sống của cha anh mình.
Phan Thế Cải
Báo Hà Tĩnh