Ngay hôm 7/1, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức đối thoại song phương, các tín hiệu cho thấy, với vấn đề Triều Tiên thử hạt nhân, cuối cùng các bên là Bắc Kinh và Washington đã bắt đầu thay đổi tư duy, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đặc biệt nhấn mạnh nhà lãnh đạo hai nước đã chuẩn bị “có sự thay đổi để đối phó với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.
Các nhà phân tích đánh giá rằng, những phát ngôn này đồng nghĩa với việc sau khi cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bước sang giai đoạn mới, chính sách Triều Tiên của các nước lớn có thể sẽ được điều chỉnh.
Dù gì vấn đề then chốt trong cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không những nằm ở năng lực hạt nhân tự chủ của Triều Tiên, mà còn nằm ở sự thay đổi trong chính sách Triều Tiên của các nước lớn, cộng với việc Nga và một số nước không có nhiều hứng thú tham gia vào vấn đề Triều Tiên, khiến khi hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm bom H thành công, các nước phương Tây lập tức dồn vào chỉ thích “Trung Quốc thiếu sự quản giáo đối với Triều Tiên”.
Có nhà quan sát cho rằng, cục diện bán đảo Triều Tiên hiện nay có thể cần sự điều chỉnh sách lược của các bên – trong đó có cả Mỹ, may ra mới có thể cứu vãn tình hình.
Bốn lần thử hạt nhân, dư luận vẫn không chấp nhận.
Cơn dư chấn “bom H” của Triều Tiên vẫn đang gây xôn xao dư luận, mặc dù Bình Nhưỡng rất mong muốn dư luận quốc tế phát hiện ra điểm khác biệt của vụ thử nghiệm hạt nhân này, nhưng tới ngày 7/1, dư luận quốc tế vẫn không hề bận tâm. Thái độ “nhắm mắt làm ngơ” này thể hiện rõ trong nội bộ Liên hợp quốc.
Trước đó, với 119 phiếu tán thành, 19 phiếu phản đối, 48 phiếu trống, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết, khiển trách “hành vi xâm phạm nhân quyền tồn tại có hệ thống, phổ biến và nghiêm trọng kéo dài trường kỳ trong lãnh thổ Triều Tiên”, khuyến khích giao cục diện Triều Tiên lên tòa án hình sự quốc tế, đồng thời áp dụng hoạt động chế tài hiệu quả đối với người có trách nhiệm lớn nhất về hành vi có thể cấu thành nên tội làm nguy hại đến loài người.
19 quốc gia gồm Trung Quốc, Cuba, Nga và Syria bỏ phiếu phản đối. Kết quả này cho thấy trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc, Cuba, Nga luôn giữ lập trường muốn tìm kiếm biện pháp giải quyết chính trị và né tránh can thiệp vào nội bộ Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng khiến các nhà quan sát phát hiện ra rằng cho đến thời điểm hiện tại, Liên hợp quốc vẫn không quan tâm đến vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và đối phó với mối đe dọa về an ninh trong khu vực, thậm chí các nước phương Tây cũng vẫn chĩa mũi nhọn vào vấn đề nhân quyền của quốc gia Đông Bắc Á này, dường như ngày 6/1 chưa hề xảy ra chuyện gì.
Một vụ nổ vẫn không thể thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, báo chí Trung Quốc còn mượn kết luận của chuyên gia địa chấn Viện khoa học hàn lâm Trung Quốc xác định, lương lượng nổ của vụ “thử nghiệm hạt nhân” của Triều Tiên thậm chí không bằng quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản.
Thái độ phủ định hoàn toàn này và cho rằng Triều Tiên chỉ “thử nghiệm nổ bom nhiệt hạch” và “vụ thử nghiệm thất bại” không có điểm gì khác biệt so với kết luận của các hãng truyền thông phương Tây như Thời báo tài chính FT (Anh) hay The NewYork Times của Mỹ, thậm chí tờ The NewYork Times còn cho biết “có thể Triều Tiên chỉ nổ thử một thiết bị sử dụng Tritium, và công nghệ sản xuất Tritium cũng lỗi thời, được sử dụng nhiều trong thập kỷ 70 với các vũ khí hạt nhân”, đương lượng nổ của nó chỉ tương đương với “6.000 tấn thuốc nổ TNT”.
Tình hình trên đồng nghĩa với việc, mặc dù các nước lớn có sự sai lệch nhất định trong việc nhận định vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo triều Tiên, nhưng trong vấn đề phủ định Triều Tiên lại có sự thống nhất hiếm thấy: Các nước lớn đều không dễ dàng chấp nhận tăng thêm một “quốc gia sở hữu hạt nhân” như Triều Tiên. Nhưng dù sao quốc gia này đã có sức mạnh hạt nhân, đồng thời có thể trang bị cho quân đội Triều Tiên, trước thực tế này, các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nga cần xem xét lại chiến lược Triều Tiên .
Những thay đổi trong sách lược về vấn đề bán đảo Triều Tiên
Ngày 10/1, Mỹ đã huy động máy bay ném bom B-52 đến bán đảo Triều Tiên, nguồn tin cho biết, quân đội Mỹ có thể sẽ cử thêm lực lượng chiến lược sang khu vực này, bao gồm tàu ngầm, máy bay chiến đấu tàng hình. Hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản đưa tin, ngày 7/1 phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda cho biết, Nhật Bản muốn cùng Hàn Quốc ký kết “Hiệp định bảo vệ tình báo quân sự”.
Rõ ràng, mặc dù xã hội phương Tây coi thường năng lực hạt nhân của Triền Tiên, nhưng họ vẫn hình thành phản xạ có điều kiện tại Đông Bắc Á. Báo chí phương Tây vẫn cho rằng “đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh vẫn không muốn hoàn toàn bỏ rơi Bình Nhưỡng”. “Mặc dù Trung Quốc sử dụng những ngôn từ khá nặng để khiến trách Triều Tiên, nhưng khi ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc lại tập trung vào vấn đề ngăn chặn hoạt động chế tài có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của chính quyền Triều Tiên”.
Hiện tại, trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc vẫn bị các nhà quan sát phương Tây đánh giá khá bị động. Tờ The New York Times ngày 7/1 cho biết, sau cuộc đối thoại cấp cao giữa ngoại trưởng hai nước, Washington đã cảnh cáo Bắc Kinh rằng, cần phải cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, từ sách lược “đe dọa” của Triều Tiên có thể thấy, hành động quân sự của Bình Nhưỡng mang dấu ấn rõ nét của chiến lược Nga.
Thực tế cho thấy, sự lệ thuộc về quân sự của Triều Tiên đối với Nga không hề thua kém Trung Quốc. Điều này có nghĩa rằng, nếu muốn quản giáo Bình Nhưỡng, tổng thống Putin cũng phải lên tiếng: Dù gì thì Nga và Triều Tiên cũng chung đường biên giới.
Hàn Quốc: 3-4 máy bay oanh tạc có thể xóa sổ Triều Tiên
Sau khi Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, ngày 10/1, quân đội Mỹ đã cử máy bay oanh tạc B-52 vào không phận Hàn Quốc, một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết, nếu xảy ra giao chiến, Mỹ có thể cử 3-4 máy bay oanh tạc đến bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng sẽ bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới.
Tờ Daily Economy của Hàn Quốc ngày 10/1 đưa tin, Tư lệ Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Harry Harries cho biết, hành động này là “bằng chứng cho thấy quyết tâm kiên định” bảo vệ nước Mỹ và hai nước đồng minh Nhật Bản – Hàn Quốc.
Khi xảy ra chiến tranh, Mỹ có thể cử 3-4 máy bay oanh tạch đến bán đảo Triều Tiên, một lần có thể biến khu vực nằm trong bán kính vài chục km thành đất vụn, “Bình Nhưỡng sẽ biến mất khỏi bản đồ thế giới”. Quan chức này còn cho biết, ngoài B-52, vũ khí chiến lược mà Hàn Quốc và Mỹ sử dụng để gây sức ép cho Triều Tiên sẽ càng ngày càng nhiều, hàng không mẫu hạm động lực hạn nhân “Reagan” của quân đội Mỹ đang trực chiến tại Nhật Bản, tàu ngầm, chiến cơ tàng hình F-22 và máy bay oanh tạc B-52 của Mỹ đều có thể sang Hàn Quốc.
Nguồn tin cho biết, hai nước Hàn – Mỹ đang thảo luận phương án tháng 2/2015 sẽ huy động mẫu hạm hạt nhân sang tham gia tập trận chung trên biển tại Hàn Quốc. Một chuyên gia của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie cho biết, rất có thể Mỹ sẽ thiết lập Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.
Hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản đánh giá, hành động cử máy bay oanh tạc chiến lược nhằm vào mục đích “khoe” lực lượng quân sự mang tính áp đảo của Mỹ. Năm 2013, 1 tháng sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 3, Mỹ đã cử máy bay oanh tạc sang Hàn Quốc, lần này chỉ 4 ngày sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, Mỹ đã có phản ứng với tốc độ hiếm có. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên ngày 10/1 đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un coi vụ thử nghiệm hạt nhân là “biện pháp phòng vệ”. Mấy tiếng đồng hồ sau, máy bay B-52 đã bay lượn trên không phận Hàn Quốc.
Sáng 10/1, máy bay B-52 của quân đội Mỹ cất cánh tại đảo Guam, bay trong vòng 6 tiếng thì có mặt căn cứ quân sự Osan của Mỹ tại Hàn Quốc, buổi chiều lại quay về căn cứ quân sự trên đảo Guam. B-52 là “vũ khí Triều Tiên sợ nhất”. Máy bay chở theo tên lửa hành trình AGM-86 với tầm bắn 2.500 km, đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ 170.00 TNT, nếu phóng từ phía Nam vĩ tuyến 38 bắc – ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên có thể san phẳng cơ quan chỉ huy quân đội của Bình Nhưỡng.
Siêu bom GBU–57 MOP được trang bị trên máy bay B-52 có thể tiêu diệt hệ thống hầm ngầm boongke sâu 60m – hầm trú ẩn kín của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên khi xảy ra chiến tranh.
Ngày 10/1, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc đưa tin, trong chuyến thị sát Bộ tư lệnh tên lửa Hàn Quốc, Bộ trưởng quốc phòng nước này cho biết, sức chiến đấu của tên lửa Hàn Quốc sẽ “khiến kẻ địch phải khiếp sợ, để người dân Hàn Quốc yên tâm”, nếu kẻ địch khiêu khích, họ sẽ không ngại ngần mà phản kích ngay.
Cùng với đó, Hàn Quốc đã tăng cường âm lượng cho cuộc khẩu chiến nhằm vào Triều Tiên. Quan chức Hàn Quốc đã tăng âm lượng đài phát thanh khu vực phi quân sự Hàn Quốc – Triều Tiên, tháng 8/2014, kiểu tuyên truyền trên đài phát thanh này đã khiến pháo binh hai nước giao chiến. Ngoại trưởng Anh kêu gọi Hàn Quốc kiềm chế, không nên tuyên truyền bằng đài phát thanh, nhưng phía Hàn Quốc cho rằng đây là cách nhanh nhất để thể hiện sự bất mãn của mình.
Theo hãng thông tấn Yonhap Hàn Quốc, chiến tranh tâm lý truyền thông mà Hàn Quốc phát động nhằm vào Triều Tiên đã diễn ra 4 ngày, tuy nhiên chưa phát hiện ra quân đội Triều Tiên đóng ở biên giới có biểu hiện gì bất thường. Quân đội Hàn Quốc đóng ở khu vực gần đài phát thanh đang ở trạng thái trực chiến cao nhất, Triều Tiên thì tiếp tục tăng cường vũ khí đạn dược và số lượng quân nhân cho lực lượng pháo binh đóng ở tiền tuyến vĩ tuyến 38 độ bắc.
H.L