Tin

Vụ chết sau tiêm, phá bệnh viện: Tiếp tục tranh cãi

Thông tư 08/1999 của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ đã quy định rất rõ “Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng và sốc phản vệ cho người bệnh”, trong trường hợp đặc biệt cần dùng thì “phải có sự đồng ý bằng văn bản của người nhà bệnh nhân”.


>> Vụ đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ: Có hay không việc test kháng sinh?
>> Vụ bệnh nhân chết: Công bố đoạn ghi âm sau vụ đập phá bệnh viện
>> Vụ bệnh nhân chết: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
>> Vụ bệnh nhân chết: Điều tra vụ bệnh nhân chết vì tiêm kháng sinh
>> Vụ đập phá bệnh viện, đánh bác sĩ: Vì sao gia đình nạn nhân bức xúc ?
>> Vụ bệnh nhân chết: Tạm đình chỉ Bác sỹ phụ trách khoa Chấn thương
>> BVĐK Hà Tĩnh: 40 cảnh sát khống chế, giải vây vụ người nhà đánh trọng thương bác sĩ
>> BVĐK Hà Tĩnh: Bệnh nhân sốc thuốc chết, người nhà phá BV, đánh bác sỹ

Thế nhưng dường như quy định này không được áp dụng vào trường hợp bệnh nhân vừa chết do sốc phản vệ dẫn tới việc đập phá tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh gây xôn xao dư luận vừa qua.


Bệnh viện vẫn khẳng định đúng quy trình


BV ĐK Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh này vụ bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi, trú xã Cẩm Thăng, Cẩm Xuyên) tử vong do sốc phản vệ ngày 12/8 vừa qua.


Báo cáo của bệnh viện vẫn khẳng định đã thực hiện đúng quy trình. Nội dung báo cáo còn chung chung, chưa cụ thể. Không nói rõ tiến hành thử test như thế nào, thử lúc mấy giờ, theo dõi sau thử test bao lâu rồi tiến hành tiêm kháng sinh?. Công tác chuẩn bị cấp cứu khi xảy ra sốc phản vệ như thế nào?.

Sau tiêm, phá bệnh viện,  Bộ Y tế?

Báo cáo còn chung chung của bệnh viện ĐK Hà Tĩnh về vụ việc

Phó GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh, ông Nguyễn Tuấn cho biết, với báo cáo đó, Sở đang yêu cầu BVĐK Hà Tĩnh làm báo cáo cụ thể hơn.


Đặt vấn đề, liệu BVĐK Hà Tĩnh có sai sót gì khi biết bệnh nhân có tiền sử với kháng sinh nhưng khi sử dụng không làm cam kết với người nhà bệnh nhân, ông Tuấn cho biết, “cứ chiếu theo thông tư 08 năm 1999 của Bộ Y tế là rõ.”


Nội sung thông tư 08/1999 của Bộ Y tế ghi rõ: “Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng và sốc phản vệ cho người bệnh. Trường hợp đặc biệt cần dùng các thuốc này thì phải hội chẩn để thống nhất chỉ định và được sự đồng ý của người bệnh, gia đình người bệnh bằng văn bản, có biện pháp tích cực để phòng ngừa sốc phản vệ.”


Thế nhưng, theo như diễn biến sự việc mà VietNamNet đã phản ánh thì quy định này đã không được thực hiện, dẫn tới bệnh nhân bị chết.


Ông Võ Viết Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ y – Sở Y tế cũng khẳng định, đúng là theo thông tư 08 thì phải làm cam kết bằng văn bản với người nhà bệnh nhân khi biết bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng kháng sinh.


Tuy nhiên, ông Quang nói: “Hiện bệnh án đang niêm phong, tôi cũng chưa được xem nên chưa thể trả lời gì được. Mà cũng không biết trong bệnh án, người nhà đã cam kết gì chưa. Mình nói không nhưng biết đâu trong bệnh án lại có?”.


“Nếu biết mà tiêm bệnh nhân chết thì không phải bác sỹ”


BS Đào Xuân Lý – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân – cho biết, trường hợp của bệnh nhân Hồng, trước khi tiến hành tiêm kháng sinh, khoa không làm cam kết bằng văn bản với người nhà bệnh nhân.


Lý giải điều này, ông Lý khẳng định “loại thuốc đó làm gì phải làm cam kết”.


Ông lý cũng cho rằng: “Đã hỏi rất kĩ người nhà bệnh nhân để biết bệnh nhân dị ứng với loại kháng sinh gì rồi, nhưng người nhà không biết, gia đình mà biết được thì nói làm gì. Nếu biết rồi mà còn tiêm cho bệnh nhân chết thì không phải là bác sĩ”.


Trước đó, Phó GĐ Bệnh viện, BS Lê Quế cũng cho biết, bệnh viện không làm cam kết văn bản với người nhà bệnh nhân khi dùng kháng sinh. Nhưng theo như báo cáo của khoa Chấn thương thì trước khi sử dụng kháng sinh đã thông báo cho người nhà, và đã được người nhà đồng ý.


Tuy nhiên, phía người nhà bệnh nhân đã bác bỏ điều này và khẳng định sẵn sàng đối chất với bác sĩ để làm rõ vấn đề. Ông Châu, em ruột nạn nhân cho biết, gia đình cũng đã biết được quy định 08 và ông Hồng bị chết là do BS không thực hiện đúng quy định. Nếu BV tiếp tục khẳng định đúng, gia đình sẽ làm đơn.

Đánh giá tài sản bị phá


Một cán bộ Đội hình sự, Công an TP. Hà Tĩnh cho biết, vụ việc bệnh nhân Hồng tử vong do sốc phản vệ và hành vi đập phá tài sản bệnh viện, đánh y, bác sĩ của người nhà bệnh nhân cơ bản đã điều tra xong.


Cán bộ này nói tiếp: “Hiện chưa khởi tố vụ án vì đang chờ Trung tâm định giá tài sản công của Sở Tài chính định giá chiếc máy sốc điện mà người nhà bệnh nhân phá hỏng cho khách quan. Sau khi có kết luận, căn cứ vào trị giá thiệt hại để ra quyết định khởi tố hay không”.


Một thông tin VietNamNet có được, hành vi hủy hoại tài sản và gây rối đã được cơ quan điều tra chứng minh rõ. Còn hành vi gây thương tích thì khó truy cứu hình sự vì thương tích y bác sỹ bị đánh khó đủ để căn cứ khởi tố hành vi này.


Trưởng Công an TP. Hà Tĩnh, Thượng tá Nguyễn Tiến Nam cho biết, vụ việc hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Khi có kết luận sẽ thông tin cho báo chí.


Một cán bộ CA phường Bắc Hà thông tin, đối tượng gây ra vụ đập phá chủ yếu là Trần Văn C. (23 tuổi), cháu nội nạn nhân. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi của C. và một số đối tượng để xử lý.


Trần Văn – Duy Tuấn

VNN

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP