Dị thường: Siêu bão cắn đuôi bão số 7 vào biển Đông
Trong khi bão số 7 (Sarika) chưa đổ bộ vào đất liền, thì phía tây tây bắc Thái Bình Dương đã hình thành một siêu bão, cắn đuôi bão Sarika đi vào biển Đông vào khoảng ngày 20/10.
Dị thường: Siêu bão cắn đuôi bão số 7 vào biển Đông
Trong khi bão số 7 (Sarika) chưa đổ bộ vào đất liền, thì phía tây tây bắc Thái Bình Dương đã hình thành một siêu bão, cắn đuôi bão Sarika đi vào biển Đông vào khoảng ngày 20/10.
Thực hiện kế hoạch công tác của Bộ Tư lệnh QK4 về triển khai nội dung, chương trình diễn tập ứng phó với siêu bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, sáng 14/4 UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu IV về kịch bản, kế hoạch, thời gian diễn tập ứng phó siêu bão và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
Một cơn bão rất mạnh đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines với sức gió cấp 13, giật cấp 16-17.
Bão nhiệt đới Soudelor đang hướng tới đảo Đài Loan từ vùng biển phía tây Thái Bình Dương. Nó có thể trở thành siêu bão mạnh nhất năm 2015.
Ông Trần Trung Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – vừa ký phương án của ngành Giáo dục tỉnh phòng ngừa, ứng phó với tình huống bão mạnh và siêu bão. Trường học sau bão. Ảnh minh họa Theo đó, yêu cầu quán triệt phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện; hậu cần tại chỗ) và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội để chủ động phòng, tránh thiên tai, đối phó tình huống có bão mạnh, siêu bão. Trước khi có bão vào, các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá các công trình xây dựng để để xác định các địa điểm sơ tán an toàn; tổ chức nghiêm túc việc chống bão, tính đến tình huống có siêu bão; Hiệu trưởng các nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học khi có tình huống xẩy ra. Tình huống khẩn cấp khi bão vào, các nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tránh, trú ở nhà kiên cố, địa hình cao cách bờ biển, cửa sông ít nhất là 1 km để tránh nước dâng khi có gió mạnh; Đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện; hậu cần tại chỗ). Sau khi bão tan cần đảm bảo an ninh trật tự, không để mất mát tài sản nhà trường do bão; Kịp thời thống kê thiệt hại về con người, tài sản và các kiến nghị đề xuất cứu trợ để báo cáo về Sở GD&ĐT, cấp uỷ chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan; Sớm ổn định tổ chức để dạy học và dạy bù đảm bảo chương trình, kế hoạch năm học. Hà Tĩnh hầu như năm nào cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán…; các huyện ven biển như Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão mạnh và nước dâng trong bão. Còn các huyện miền núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang khi có bão thường có lũ quét và sạt lở đất. Những năm tới, do biển đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp; khả năng siêu bão sẽ đổ bộ vào Việt Nam, trong đó có Hà Tĩnh nhiều hơn, tần suất cao hơn. Toàn ngành Giáo dục Hà Tĩnh hiện có 722 trường mầm non và phổ thông, có 13 trung tâm đảm nhận nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và nhiều cơ sở giáo dục nằm ở trên địa bàn toàn tỉnh; có hơn 293 ngàn học sinh và hơn 23 ngàn cán bộ, giáo viên. Nhiều trường mầm non và phổ thông ở vùng ven biển, vùng cửa sông; các trường mầm non và tiểu học, cán bộ giáo viên chủ yếu là nữ, các em học sinh nhỏ tuổi, dễ bị rủi ro thiên tai nhiều hơn khi có tình huống xảy ra. Trong những năm qua Sở GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UBND tỉnh và của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn cho người và cơ sở vật chất của toàn Ngành khi có bão lũ xảy ra.
Hậu quả khôn lường
Nông dân tham gia trồng hàng trăm ngàn hécta keo lai ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đang điêu đứng khi rừng keo lai bị bão cuốn đổ. Nỗi lo chồng chất khi số rừng trồng bị đổ đó bị tư thương ép giá.
Theo đó, Bộ GD – ĐT yêu cầu các trường nằm trên địa bàn từ Thanh Hóa đến Cà Mau chủ động cho học sinh nghỉ để đảm bảo an toàn và nhanh chóng hoạt động trở lại khi bão tan.
Sau khi một cơn bão vừa suy yếu thành áp thấp nhiệt đới thì một siêu bão khác sắp vào biển Đông.