Người trồng cam ở Hà Tĩnh lao đao sau lũ
Ông Trần Đình Thám (thôn Bắc Trà, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, năm nay mưa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cam, không được ngọt đậm đà như trước nên, giá bán cũng giảm nhiều.
Người trồng cam ở Hà Tĩnh lao đao sau lũ
Ông Trần Đình Thám (thôn Bắc Trà, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, năm nay mưa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cam, không được ngọt đậm đà như trước nên, giá bán cũng giảm nhiều.
Đợt mưa lũ vừa chấm dứt, người dân các xã: Thạch Bằng, Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại kéo nhau ra các bãi cát bồi ven biển để săn dế. Dế mùa lũ đang là món ăn đặc sản, giá cũng khá đắt (1.000 – 3.000 đồng/con) giúp nhiều “thợ săn” thu tiền triệu mỗi ngày.
Trong vòng nửa tháng, người dân miền Trung bị 2 cơn lũ liên tiếp nhấn họ chìm vào cảnh đã nghèo lại càng khó, nhưng sự chung tay của những tấm lòng hảo tâm đang giúp họ gượng dậy từ bộn bề gian khó.
Ủy ban Nhân dân huyện Hương Khê đã chỉ đạo các lực lượng chức năng “nước rút đến đâu giúp dân khắc phục đến đấy” để người dân sớm ổn định đời sống, nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cho kịp thời vụ.
Trường xuống cấp, tường nứt nẻ, nền sụp lún, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều trang thiết bị dạy học, đồ dùng của học sinh bị ngập nước gây hư hỏng nặng…. Sự dạy, học của cô trò các cháu học sinh xã miền núi Sơn Lộc (huyện Can Lộc), xã Lộc Yên, xã Hương Thuỷ, xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê), xã Đức Hương (huyện Vũ Quang) tỉnh Hà Tĩnh trở nên khó khăn hơn.
Thời gian qua mưa lớn, kèm theo lũ lụt đã tạo điều kiện cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển trên đàn gia súc. Tại thôn Tiến Hưng, xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn.
Nằm ở vùng hạ lưu sông Ngàn Sâu, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang là địa phương bị thiệt hại rất nặng nề do mưa lũ. Thời điểm PV có mặt tại các cánh đồng thuộc xóm 1, xóm 2 và xóm 3 được chứng kiến rất nhiều diện tích đất trồng lúa, hoa màu của người dân đã bị cát bồi lấp, phủ một màu trắng xóa.
Sau trận lũ lịch sử từ tối ngày 14 đến ngày 16-10 vừa qua, nhiều khúc gỗ, mảng gỗ mục, rác các loại theo dòng nước lũ từ thượng nguồn sông Ngàn Sâu bị cuốn trôi về tấp kín trong khu vực vườn của nhà dân ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với khắc phục hậu quả sau lũ, người dân đang phải gồng mình xử lý đống gỗ rác và rác bẩn các loại này.
Ông Võ Kim Cự đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng, Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX Hà Tĩnh đã “tranh công” trong việc trao quà từ thiện cho bà con vùng lũ Hà Tĩnh.
Miền Trung trời đã hết mưa, gió đã lặng, đường sá đi lại dễ dàng hơn, nhưng những làng mạc nơi lũ đi qua vẫn xác xơ, tiêu điều. Cơn lũ dữ khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây vốn đã khổ nay càng khổ thêm. Lại một lần người miền Trung trắng tay sau lũ.
Hậu lũ, hơn 20 ha đặc sản bưởi Phúc Trạch ở xã Hương Trạch (Hà Tĩnh) đang trong giai đoạn thu hoạch đổ rạp, chất đống. Công sức 15 năm gây dựng của người dân bỗng chốc trắng tay.
Sáng nay,ngày 19/11/2013.Đoàn cứu trợ, thuộc Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam,đóng tại T/P Vũng Tàu đã vượt qua tuyến đường dài hàng ngàn km,để về huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh, trực tiếp trao 150 xuất quà trị giá 75 triệu đồng tiền mặt,120 cuốn vở học sinh,200 cây bút bi,4 thùng sách giáo khoa các loại,28 thùng mỳ tôm,18 thùng quần áo và 7 chiếc cặp học sinh cho nhân dân vùng lũ xã Sơn An.
Sau trận lũ vào tháng 10/2013 vừa qua trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), vấn đề phòng chống dịch bệnh và ô nhiễm nguồn nước cho người dân luôn được quan tâm hàng đầu. Trước tiêu chí đó, lãnh đạo huyện cùng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn đã có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
Hương Sơn là huyện trung du miền núi, nằm về phía Tây-Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Với diện tích tự nhiên 950,2km2, mật độ dân số 119,240 người,địa hình khá phức tạp, đồi núi hiểm trở, đường đèo dốc, khúc khủy lại có nhiều khe, suối.