Sớm nhân rộng cách làm sáng tạo tiêu chí thứ 20 NTM tại Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh có tiêu chí thứ 20 trong XDNTM (xây dựng vườn mẫu) và cũng là địa phương đi đầu cả nước về XDNTM.  Năm 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra quan điểm chỉ đạo nâng cao thu nhập, đó là: Phát triển nông nghiệp toàn diện, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời ban hành chính sách khuyến khích phát triển mô hình vườn mẫu, hỗ trợ 10 – 20 triệu đồng/vườn. Trong hai năm 2014 và 2015 tại 93 xã nông thôn mới, mỗi xã xây dựng 5 mô hình vườn mẫu, với tổng số 465 vườn.

Tuổi trẻ Phòng Tham mưu Công an tỉnh, năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết

Chi đoàn Tham mưu được thành lập theo Quyết định số 116-QĐ/ĐTN ngày 11/11/2014 của BCH Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, được tách ra từ Chi đoàn Tham mưu Tổng hợp. Trong những năm qua, Chi đoàn luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn về tổ chức; đội ngũ đoàn viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; 100% đoàn viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, đoàn kết thống nhất, chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh lãnh đạo chỉ huy. Đại đa số đoàn viên thanh niên ham học hỏi, nhiệt tình và trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Với 29 đồng chí, chiếm gần 54% quân số của đơn vị, trong thời gian qua, tuổi trẻ Phòng Tham mưu đã tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn các cấp phát động; chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, sinh hoạt đoàn, tọa đàm, hội thi, đến các hoạt động tình nguyện chung sức vì cộng đồng, vì an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới…

Lộc Hà: Người cán Bộ đoàn Sáng tạo trong xây dựng các mô hình thanh niên

Trong gần 9 năm qua, kể từ khi thành lập theo Quyết định số 222-QĐ/ĐTN ngày 26/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Chấp hành Huyện đoàn Lộc Hà đã phát huy vai trò xung kích, gương mẫu trong các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ toàn huyện. Nhiều tập thể, cá nhân với những cách làm, sáng tạo, hiệu quả đóng góp không nhỏ trong vào sự nghiệp phát triển chung của quê hương, trong đó có đồng chí Nguyễn Tiến Dần, Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên xã Thạch Kim là một trong những điển hình của tuổi trẻ huyện nhà.

Nghi Xuân: tổ chức cuộc thi sáng tạo KHKT cho học sinh Trung Học

Huyện Nghi Xuân vừa tổ chức cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật lần thứ 4 năm 2015. Tham dự cuộc thi lần này có 11/11 trường THCS trên địa bàn với 13 sản phẩm gồm các giải pháp trên các lĩnh vực kỹ thuật điện cơ, kỹ thuật điện tự động, môi trường, cơ học ứng dụng.

Cẩm Xuyên: Lễ phát động phong trào sáng tác, sáng tạo năm học 2014-2015

Thực hiện QĐ số 165 ngày 14/7/2006, QĐ số 1531 ngày 23/9/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức Hội thi STKT và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng; QĐ số 916 ngày 28/2/2014 của UBND huyện Cẩm Xuyên về việc kiện toàn BTC Hội thi, cuộc thi huyện Cẩm Xuyên.

Phan Đình Thành: Người thầy say mê sáng tạo

Trong một bài viết trên báo Giáo dục & Thời đại cách đây hơn 3 năm, nhà giáo Lê Văn Vỵ – Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp và dạy nghề Hương Sơn đã dành cho thầy những lời “có cánh” khi ngợi ca nỗ lực phi thường của thầy giáo Phan Đình Thành trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như cuộc sống: “Từ cõi chết trở về sáng tạo”! Chính tiêu đề của bài báo đã góp phần khắc họa chân dung của thầy giáo Phan Đình Thành, một người thầy hết lòng vì sự nghiệp trồng người.

Thầy hiệu trưởng sáng tạo trong xây dựng trường chuẩn quốc gia

Gần 40 năm gắn bó với sự nghiệp GD&ĐT, trong đó có hơn 15 năm tham gia công tác quản lý, thầy giáo Phan Duy Dương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) – được nhiều người biết đến, quý mến và kính trọng bởi lòng tâm huyết, say mê với sự nghiệp trồng người. Từ mô hình thư viện xanh, phong trào xây dựng thư viện trường học ở Hà Tĩnh là điểm nhấn trong phát triển giáo dục Đau đáu mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Thầy Phan Duy Dương Thầy Phan Duy Dương (sinh năm 1958) là người duy nhất trong 3 anh em theo nghiệp bố (bố thầy Dương từng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, cũng thuộc tỉnh Hà Tĩnh hiện nay). Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh năm 1979, thầy Phan Duy Dương nhận công tác dạy học ở vùng miền núi của huyện Kỳ Anh. Hơn 15 năm làm quản lý giáo dục, thầy Dương nhà quản lý  xây dựng thành công trường Tiểu học Kỳ Sơn và Trường Tiểu học Kỳ Lâm đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1. Thầy Dương nhớ lại: “Điều kiện công tác ở miền núi rất khó khăn, lúc lên Kỳ Sơn và Kỳ Lâm nhận việc, trường học mới chỉ được xây dựng bằng những căn nhà tre, tường trát bùn, sân bãi, nhà chức năng không có. Phòng học thì chật chội khó khăn như vậy nhưng lúc đó chúng tôi coi đó như là chuyện rất bình thường. Lúc nhận nhiệm vụ dạy học ở đây, ngoài lòng yêu nghề giáo thì khát vọng tuổi trẻ trong tôi hừng hực. Trong đầu lúc nào cũng suy nghĩ phải làm thế nào để xây dựng được trường học khang trang đầy đủ cho học sinh bớt khổ; không để học sinh bỏ học, làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học cho học trò… đó chính là lí do níu tôi ở lại để thực hiện ước mơ của mình…”. Nghĩ là làm, thầy tập trung thiết kế các ý tưởng dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT, tham mưu cho chính quyền, hội phụ huynh xây dựng trường chuẩn. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, các bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn về kiến thức; tham mưu cho lãnh đạo phòng các phương pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi; nhất là tuyển thêm giáo viên tốt nghiệp loại giỏi, yêu nghề giáo để nâng cao chất lượng đội ngũ. Xác định rằng hệ thống cơ sở vật chất trường học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thầy đã dành thời gian đi tham quan nhiều mô hình trường học rồi tham mưu với UBND xã về thiết kế xây dựng trường và từng phòng học cho phù hợp. Để xây dựng trường học cần nhiều kinh phí, vì nếu chỉ dựa vào kinh phí của Nhà nước thì không thể xây dựng được trường học như ý tưởng. Thế nên thầy đã mạnh dạn huy động công tác xã hội hóa giáo dục. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh, chỉ trong 2 năm vận động, nguồn vốn đóng góp lên tới 700 triệu đồng, thêm vào nguồn hỗ trợ từ dự án 135 xây dựng trường học nên việc xây dựng được triển khai nhanh chóng và đúng ý nguyện của các thầy cô nhà trường cũng như phụ huynh học sinh. Sau khi đã có được một hệ thống cơ sở vật chất trường học tương đối đáp ứng yêu cầu, thầy Dương tiếp tục huy động giáo viên, phụ huynh góp sức trồng cây xanh để xây dựng vườn hoa, cây cảnh cho khuôn viên trường. Đó là lý do mà hiện Trường Tiểu học Kỳ Sơn có hệ thống cây xanh bao phủ nhiều nhất trong số các cơ sở giáo dục ở địa phương… “Chúng tôi có may mắn là mặc dù địa bàn miền núi nhưng sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với giáo dục cũng như phong trào hiếu học của người dân rất lớn, sẵn sàng hỗ trợ và sát cánh cùng các thầy cô giáo khi xây dựng trường lớp hay phong trào học tập đã tạo thuận lợi cho nhà trường. Chính vì vậy, giờ đây việc xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với dự kiến xây dựng đủ phòng Tin học, phòng tiếng Anh… mà Ban giám hiệu trường đã đề ra chắc sẽ thành công theo lộ trình” – thầy Phan Duy Dương tin tưởng. Thư viện xanh, tiếng hát trong lành Trường Tiểu học Kỳ Sơn nhận danh hiệu lá cờ đầu của tỉnh năm học 2008 – 2009; 10 năm liên tục gần đây đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen…Với những thành tích đạt được trong công tác quản lý Thầy Phan Duy Dương nhiều năm liền được nhận Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh.  Thư viện xanh của Trường Tiểu học Kỳ Sơn được xây dựng trong một khuôn viên rộng và đẹp. Bao quanh thư viện xanh có hàng rào kiên cố, những cặp đôi ghế đá được những cây cổ thụ che bóng mát rợp sân. Dưới những tán cây cổ thụ được treo những giá đựng hình vuông, hình tròn để sách nhìn rất đẹp mắt. Sách, báo được treo dưới từng tán cây được bố trí khoa học theo từng nhóm loại sách báo. Đặc biệt, Thư viện xây dựng được sân khấu rộng và ở vị trí thấp nên khi tổ chức sự kiện các bố trí ghế ngồi rất hợp lý để những người ngồi sau thấy được các hoạt động trên sân khấu. “Mỗi lần dẫn khách tham quan thư viện xanh của nhà trường, giáo viên chúng tôi luôn tự hào nói về những vất vả mà thầy Dương đã sáo tạo, mạnh dạn xây dựng được thư viện xanh đẹp như hôm nay. Được biết, từ năm 2011, thầy Dương đã là người thường xuyên tổ chức các chương trình múa, hát dân ca xứ Nghệ. Vì thế sau khi Dân ca Ví Giặm được đưa vào trường tiểu học, thầy đã thành lập câu lạc bộ và sinh hoạt hát dân ca trong và ngoài giờ học. Thư viện xanh vừa là nơi đọc sách cho học sinh vừa là “sân khấu xanh” để trường tổ chức các chương trình văn nghệ cho giáo viên và học sinh”, thầy Nguyễn Công Trải – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn – tự hào cho biết. Cũng theo thầy Nguyễn Công Trải, vừa qua trường tổ chức chương trình thi “giáo viên, học sinh hát dân ca”, được lãnh đạo ngành GD và Văn hóa đánh giá cao về cả công tác tổ chức lẫn chất lượng tiết mục. Đó là nhờ việc từ lâu thầy và trò nhà trường đã có được một khu vực sinh hoạt nghệ thuật riêng ngay trong khuôn viên Thư viện xanh của trường. Không có gì lạ khi mô hình thư viện xanh và câu lặc bộ hát dân ca của Trường Tiểu học Kỳ Sơn đã sớm trở thành hình mẫu, được nhiều trường học trong toàn tỉnh đến tham quan, học hỏi trong thời gian qua… Những lời tin yêu từ đồng nghiệp Cô Phạm Thị Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn, không dấu được sự thán phục khi nói về người đồng nghiệp, người lãnh đạo của mình: “Thầy Dương là người yêu nghề, hăng say với việc dạy học, hiền lành, thân thiện với giáo viên và học sinh. Chính vì vậy thầy nhận được sự yêu quý của mọi người. Chúng tôi luôn tự hào và vinh dự được làm việc với một người quản lý như thầy Dương”. Còn theo đánh giá của thầy Nguyễn Hữu Sum – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh, thầy Phan Duy Dương là người quản lý rất có năng lực và tâm huyết; thực hiện tốt công việc, xây dựng được mối đoàn kết trong trường học ở khu vực miền núi đưa Trường Tiểu học Kỳ Sơn đạt được những kết quả đáng trân trọng. “Hiện Trường Tiểu học Kỳ Sơn là một trong những trường được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đánh giá cao từ phong trào học tập đến công tác đội và phong trào khác. Gần đây, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Trường Tiểu học Kỳ Sơn là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên trong tỉnh đưa Dân ca Ví, Giặm vào trường học và đã tổ chức được một số một chương trình Dân ca Ví, Giặm quy mô, được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật. Những kết quả mà Trường Tiểu học Kỳ Sơn đạt được đó, có vai trò lãnh đạo hết sức quan trọng của thầy Phan Duy Dương”, thầy Nguyễn Hữu Sum cho biết. Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VI, kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ 3/4/2015 đến ngày 28/8/2015, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Thi đua Khen thưởng, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) mở chuyên mục “Gương sáng, việc hay ngành Giáo dục”. Chuyên mục nhằm giới thiệu, tôn vinh các tấm gương người tốt, việc tốt trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên; những điển hình tiên tiến xuất sắc tại các cơ sở giáo dục…

Sau khi đăng tải trên các ấn phẩm của báo Giáo dục và Thời đại, những tấm gương, những bài báo xuất sắc nhất sẽ được tuyển chọn vào tuyển tập sách do báo Giáo dục và Thời đại phát hành. Ban Biên tập mong muốn nhận được bài viết của các nhà báo, cộng tác viên cùng đông đảo bạn đọc.

Kiên trì, tâm huyết và sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới

Sáng 16/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự – Trưởng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì làm việc với Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh về kết quả hoạt động 5 năm qua và kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Hà Tĩnh: Sáng tạo bất ngờ với Sổ theo dõi chất lượng giáo dục

Ông Nguyễn Hồng Tư – Trường phòng giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, với việc thiết kế Sổ theo dõi chất lượng giáo dùng cho giáo viên bộ môn, Sở đã giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi thực hiện Thông tư 30, đồng thời, làm lợi cho các nhà trường về tài chính. Hiện tại, tại Hà Tĩnh, tối đa 7 giáo viên bộ môn dùng chung một cuốn sổ cho một lớp. Cách làm này đã giảm từ con số 14.527 xuống còn 3.791 cuốn sổ; đồng thời, giáo viên bộ môn thuận lợi hơn trong công tác theo dõi chất lượng giáo dục học sinh. Theo ông Nguyễn Hồng Tư, đây là một trong những sáng tạo của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh khi triển khai đánh giá mới với học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh. Lập diễn đàn, đường dây nóng Được biết, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn về “Nâng cao năng lực đánh giá học sinh tiểu học” 100% cán bộ quản lý (612 người), 100% giáo viên các trường tiểu học và các trường phổ thông có cấp tiểu học (5.603 người), do các giảng viên tập huấn ở Bộ GD&ĐT trực tiếp lên lớp. Thông tư 30 ban hành tháng 8/2014 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2014. Ngay ngày 5/10/2014, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức họp 26 giảng viên đã tham gia tập huấn ở Bộ GD&ĐT để thống nhất một số nội dung; chỉ đạo các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tập huấn (với các nội dung: Số lớp, số học viên, thời gian, địa điểm tổ chức. Tất cả các học viên tham gia lớp tập huấn chuẩn bị tài liệu đầy đủ; nghiên cứu, tiếp thu Thông tư, thực hành đánh giá thường xuyên hoạt động học tập và rèn luyện học sinh nghiêm túc, hiệu quả. Công tác tập huấn đã hoàn thành trước ngày 30/10/2014. Sở đồng thời chỉ đạo các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn để nghiên cứu, hiểu sâu sắc về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và những điểm mới của Thông tư. Cụ thể hóa cách nhận xét, đánh giá, cách nhận biết các năng lực và phẩm chất, các biện pháp tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Chỉ đạo các trường báo cáo quan điểm, ý nghĩa, mục đích, nội dung của việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30 với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đồng thời giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, nội dung trong toàn thể phụ huynh, học sinh về việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30. Chỉ đạo các phòng GD&ĐT thành lập tổ nghiệp vụ và có đường dây nóng thường xuyên hỗ trợ cho các giáo viên, các trường tiểu học về việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường thường xuyên kiểm tra để kịp thời tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện việc đánh giá thường xuyên bằng lời nhận xét trực tiếp hoặc nhận xét vào vở, phiếu học tập, sổ Theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên. Giáo viên chủ động trong việc đánh giá học sinh, tổ chức cho học sinh đánh giá và tự đánh giá thông qua sản phẩm học tập, rèn luyện, quá trình hình thành phát triển các phẩm chất, năng lực của các em học sinh đối chiếu với chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, phối hợp cha mẹ học sinh trong quá trình đánh giá bằng nhiều hình thức để đánh giá học sinh kịp thời, chính xác và có hiệu quả, đúng theo tinh thần Thông tư 30. Đặc biệt, Sở GD&ĐT đã thành lập Diễn đàn giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh (gdthhatinh.com) để cán bộ, giáo viên cấp tiểu học trong toàn tỉnh chia sẻ kinh nghiệm và nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định mới đánh giá học sinh tiểu học. Giáo viên không cảm thấy áp lực Theo ông Nguyễn Hồng Tư, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã tổ chức sơ kết ở các trường, các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá kết quả thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Kết quả cho thấy, các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền nên giáo viên, học sinh, các thành viên trong và ngoài nhà trường hiểu khá sâu sắc về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của Thông tư, đặc biệt là giáo viên trực tiếp đứng lớp. Bước đầu nhìn chung giáo viên thực hiện nhận xét đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh kịp thời. Giáo viên đã bám sát vào hướng dẫn của Bộ, Sở, phòng GD&ĐT nhận xét thường xuyên trực tiếp bằng lời và ghi vào vở, phiếu học tập, sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Qua đánh giá học sinh theo Thông tư 30, giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, nắm chắc hơn mục tiêu, nội dung bài dạy, nắm bắt một cách tỉ mỉ quá trình học tập của học sinh, phát hiện kịp thời những điểm mạnh cũng như những mặt hạn chế của học sinh, quan tâm đến các đối tượng học sinh và đã có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, nhiều giáo viên đã có những lời nhận xét sâu sát, phù hợp với mục tiêu bài học, đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh. Hầu hết giáo viên không cảm thấy áp lực trong việc đổi mới đánh giá học sinh. Tuy nhiên, việc triển khai quy định mới không tránh khỏi còn một số hạn chế. Như một số giáo viên lời nhận xét chưa sát mục tiêu bài dạy và đặc trưng bộ môn, lời nhận xét còn rập khuôn, máy móc; còn lúng túng trong việc dùng các lời nhận xét, nên các lời nhận xét chưa cụ thể, chưa có tác dụng khuyến khích, động viên học sinh kịp thời. Bên cạnh đó, một số giáo viên chữ viết chưa đẹp nên chưa thật tự tin trong quá trình nhận xét vào vở, phiếu học tập của học sinh. Thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ, trường để tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ về thực hiện Thông tư 30 và sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục cũng như công tác theo dõi, tư vấn giúp đỡ để học sinh tiến bộ về mọi mặt. Đồng thời, tiếp tục kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn giáo viên tại các trường học. Về phía các trường, giúp đỡ, hướng dẫn giáo viên trong quá trình thực hiện, đảm bảo tinh thần chỉ đạo, báo cáo trực tiếp về Tổ nghiệp vụ của phòng GD&ĐT những khó khăn vướng mắc để được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Cách làm sáng tạo trong sáp nhập trường ở Hương Sơn

Năm học 2014-2015, hơn 230 học sinh (HS) Trường THCS Long Trà (Sơn Long) đã về học chung với các HS Trường THCS Hồ Tùng Mậu (tại xã Sơn Bình), nâng tổng số HS của trường lên con số 639. Thầy Hồ Xuân Hiệu – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau sáp nhập, Trường THCS Hồ Tùng Mậu có quy mô lớn hơn trong khi cơ sở vật chất vẫn chưa được mở rộng nên còn khó khăn. Tuy nhiên, nhờ khai thác tối đa các phòng chức năng, phòng chuyên môn nên đến nay, trường vẫn học 1 ca tập trung vào buổi sáng.

Cẩm Bình: “Sáng tạo” ra rất nhiều khoản thu của người dân

Để tăng nguồn thu cho ngân sách, chính quyền địa phương đã “sáng tạo” ra rất nhiều các khoản thu của người dân. Đặc biệt hơn, nếu người dân chưa có tiền đóng góp, chính quyền sẽ thu “lãi nóng”… Đó là những gì đã và đang diễn ra ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Thượng úy Phan Văn Long: Sáng tạo trên trận tuyến an ninh

Bước vào tuổi 30, nhiều năm đảm nhận vị trí công tác Đội phó Đội an ninh, sức trẻ, sự tận tụy, sáng tạo trong công việc nên Phan Văn Long đạt được nhiều kết quả trong công việc. Anh tâm sự, công tác đảm bảo an ninh nông thôn từng ngày cứ cho anh thêm bài học quý, để anh dấn thân, trải nghiệm, học tập, làm được nhiều việc tốt vì nhân dân. Nói về người cán bộ trẻ của mình, Đại tá Đặng Quốc Vượng – Trưởng Công an huyện Hương Khê cho biết: Mặc dù địa bàn rộng, công việc nhiều, trong khi quân số của Đội khá khiêm tốn, nhưng nhờ phương pháp làm việc có chiều sâu, nhiệt tình, hăng hái, ham học hỏi, nên Long cùng lãnh đạo đội an ninh đã tham mưu cho Ban chỉ huy đơn vị nhiều biện pháp, đảm bảo An ninh quốc gia trên địa bàn. … Chỉ bấy nhiêu thôi chúng tôi cũng hiểu thêm niềm tự hào của trưởng Công an huyện đối với người cán bộ trẻ này. Trận tuyến an ninh luôn được xem là thầm lặng, nhưng không kém phần khó khăn, phức tạp nếu người chiến sỹ Công an xa địa bàn, xa nhân dân, mơ hồ về pháp luật, về kiến thức xã hội. Nhưng với thượng úy Phan Văn Long niềm say mê với công việc, thường xuyên bám địa bàn, nắm chắc tình hình, có phân tích, dự đoán được tình hình, do vậy, thời gian qua anh đã trực tiếp tham mưu cho Đội xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, bám sát với nhiệm vụ của Công an huyện, Công an tỉnh trong từng thời gian cụ thể… Trong đó, đã xác định được công tác trọng tâm, mũi nhọn để tập trung lực lượng và các biện pháp công tác. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý đều tham mưu cho Đội chủ động xây dựng chương trình công tác để cụ thể hóa nhiệm vụ của đội để triển khai thực hiện có hiệu quả, từ đó tham mưu cho lãnh đạo đơn vị các giải pháp để chỉ đạo, tham mưu cấp ủy chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng giải quyết ổn định nhiều tình hình phát sinh trên các lĩnh vực, không để phức tạp xảy ra.

Hà Tĩnh: Chung kết cuộc thi sáng tạo Robocon với chủ đề gia đình

Với chủ đề Gia đình nhằm vinh danh và ngợi ca những bậc làm cha, làm mẹ, các đội dự thi phải chế tạo một “Gia đình robot” với hai thành viên gồm robot cha mẹ và robot con. Các thành viên lần lượt vượt qua 3 trò chơi như cầu bập bênh, đi bộ trên cột và xích đu. Hoàn thành xong 3 nhiệm vụ, robot tiếp tục chinh phục thang vận động để giành chiến thắng tuyệt đối. Theo Ban tổ chức,  việc thực hiện các bước chuyển tiếp của Robot trên sân thi đấu phức tạp hơn. Bởi Robot tự động không có bánh xe hay bánh xích, chuyển động chủ yếu dựa vào tay chân, nên đòi hỏi sự phối hợp ăn ý.

Từ điển phương ngữ: Sáng tạo + dân dã + khoái trá

Những cuốn từ điển Anh – Việt, Việt – Anh, từ điển Tiếng Việt đã quá quen thuộc với đông đảo bạn đọc. Tuy nhiên, dạo gần đây trên các trang mạng, blog, diễn đàn xuất hiện một vài cuốn từ điển mới lạ mang tên Từ điển Phương Ngữ.

TOP