Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, mặc dù dự báo cũng khó nhưng khi lập tính toán hiệu quả của dự án, chủ đầu tư đưa vào kịch bản giá quặng ở mức giá thấp thì dự án vẫn có thể hoàn vốn trong 7-8 năm.
Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa có công văn chỉ ra hàng loạt bất cập liên quan đến Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, trong đó thông tin đáng chú ý là kiến nghị Trung ương chưa cho phép khởi động lại mỏ sắt Thạch Khê vì còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết...
Theo đó, Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 22.12.2016 đã có văn bản nêu rõ: Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là một trong những dự án trọng điểm quốc gia. Khai thác mỏ sắt Thạch Khê phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nguyện vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo trung ương, lãnh đạo và nhân dân Hà Tĩnh. Tuy vậy, quá trình khai thác còn nhiều bất cập như: Quy mô dự án rất lớn, lại sát biển, thời gian khai thác mỏ dài nhưng các báo cáo, trình tự về đầu tư xây dựng còn sơ sài, đơn giản, nhất là về giải pháp kĩ thuật, đảm bảo môi trường, giải pháp huy động vốn…
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các bộ ngành lấy ý kiến việc tiếp tục triển khai Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh sau nhiều năm bất động.
“Nguồn vốn có thể huy động thêm từ các doanh nghiệp tư nhân trong ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát, Tôn Hoa Sen góp vốn vào đó”, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết.
Năm 2010, Tập đoàn Thép Kobe (Nhật Bản) khởi công xây dựng D.A Nhà máy Sản xuất sắt xốp Kobelco Việt Nam tại Khu công nghiệp Đông Hồi (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). D.A có vốn đầu tư lên tới 1 tỷ USD này được thiết kế với công suất 2 triệu tấn/năm; dự kiến sử dụng nguyên liệu sắt từ mỏ sắt Thạch Khê và than từ Quảng Ninh. Sở dĩ nhà máy này khởi công vào năm 2010 là vì theo kế hoạch, đến những năm 2012 – 2013 thì D.A mỏ sắt Thạch Khê sẽ hoàn thành việc bóc đất tầng phủ, đi vào khai thác hàng triệu tấn quặng mỗi năm.
Sau gần một thập kỷ, loay hoay quanh việc giải phóng mặt bằng, bóc đất tầng phủ, dự án (D.A) mỏ sắt Thạch Khê “đắp chiếu”. Các cổ đông đua nhau thoái vốn, để lại một khoảng lặng nham nhở, những bãi đất trống đến quặn lòng. Gần 4.000 hộ dân vùng chịu ảnh hưởng thì vẫn sống trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt và môi trường ô nhiễm trầm trọng.
Mới đầu Hè nhưng thời tiết tại Hà Tĩnh đã oi nồng, từng đợt nắng dài như muốn báo hiệu về một mùa khắc nghiệt. Con đường dẫn về vùng mỏ Thạch Khê vắng hoe, cát bụi bay mù mịt. Hai bên đường, chỉ còn lại những dãy ruộng trơ đáy nứt nẻ, vô hồn chạy dài tít tắp – một màu trắng bạc, khô cằn, xơ xác.