Tin

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng

Chuyên gia về chè đã bóc mẽ sự mập mờ, lừa dối người tiêu dùng của công ty URC Việt Nam trong việc thông tin nguồn gốc sản giống chè làm nguyên liệu chế biến trà xanh C2 Ô Long.

Mới đây, trong văn bản trả lời báo điện tử VTC News và trong một loạt thông tin truyền thông đăng tải trên các báo chính thống, Công ty TNHH URC Việt Nam đã cung cấp tên của cây chè được dùng để sản xuất Trà xanh C2 Ô Long. Tuy nhiên, theo chuyên gia về chè đây chỉ là tên gọi chung của các loại chè, chứ không phải là giống chè cụ thể để sản xuất chè Ô Long.

Theo đó, URC Việt Nam cho biết: “Trà Ô Long mà công ty URC đang dùng để sản xuất “Trà C2 Ô Long” là tên gọi của sản phẩm được chế biến từ cây trà (cây chè) có tên khoa học là Camellia sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè“.

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng
PGS.TS Đỗ Văn Chương trong chuyến đi tìm hiểu chè Ô Long cùng chuyên gia nước ngoài

PGS.TS Đỗ Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh An toàn thực phẩm – Trường Đại học kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp (Bộ Công thương), đã dẫn chứng thông tin Camellia sinensis là tên gọi chung của cây chè theo tiếng La tinh, giống chè nào cũng có tên gọi này. Do đó, nó không phải là tên của các loại chè cụ thể.

“Viết như vậy có nghĩa là giống chè gì cũng có thể sản xuất được chè Ô Long”, ông Chương nói.

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng Camellia sinensis là tên gọi chung của cây chè theo tiếng La tinh, giống chè nào cũng có tên gọi này. Do đó, nó không phải là tên của các loại chè cụ thể. Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng
PGS.TS Đỗ Văn Chương

Trong khi đó, thực tế tại Việt Nam hiện nay, các giống chè có thể sản xuất được chè Ô Long rất hạn chế.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Chương, hiện tại một số giống đang trồng tại Việt Nam làm được trà Ô Long là Ô Long Thanh Tâm, Ngọc Thúy, Kim Huyên (hay còn gọi là Kim Tuyên), Tứ Quý và Bát Tiên.

“Ngoài 5 giống này, hiện không có giống nào có thể làm được chè Ô Long”, ông Chương nhấn mạnh.

Như vậy, việc URC Việt Nam thông tin tới VTC News và các cơ quan truyền thông rằng, tên của cây chè dùng để chế biến chè C2 Ô Long là “cây trà (cây chè) có tên khoa học là Camellia sinensis” là không đúng vì không phải giống chè nào cũng có thể làm được chè Ô Long.

Chất lượng trà C2 Ô Long đến đâu?

Ngoài ra, trong văn bản gửi báo điện tử VTC News, URC Việt Nam cũng cho rằng: “Chè xanh, chè đỏ (Ô Long) và chè đen đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ ô-xy hóa (lên men) khác nhau.

Cụ thể, từ lá trà tươi nếu chỉ sơ chế không lên men thì gọi là trà xanh, nếu được lên men hoàn toàn thì sẽ cho sản phẩm trà đen, còn nếu lên men nửa chừng (bán lên men) thì cho sản phẩm là trà đỏ (hay còn gọi là trà Ô Long)”.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Chương, việc gọi chè đỏ (Ô Long) là chưa chuẩn xác. Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng thì chè Ô Long được chế biến theo các quy trình công nghệ khác nhau để sản phẩm có màu nước: Vàng sẫm, vàng đậm, vàng đỏ. Điều đó có nghĩa là chè Ô Long không nhất thiết là “chè đỏ”.

Thứ hai, như đã phân tích ở trên, không phải bất cứ cây chè nào qua quá trình chế biến theo đúng công nghệ và thiết bị của chè Ô Long cũng thành chè Ô Long.

“Năm giống cây để chế biến chè Ô Long thì có thể làm ra được chè đen và chè xanh với hương thơm và mùi vị rất ngon, nhưng các giống chè làm chè xanh và chè đen thì không thể làm được chè Ô Long, dù có sử dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chè Ô Long”, ông Chương khẳng định.

Video: Quảng cáo trà xanh C2 Ô Long hoa hồng

Để dẫn chứng thêm về việc này, ông Chương kể, trước đây, ở Ba Vì (Hà Nội) khi làm chè đen từ giống chè trung du thì bán được 40.000 đồng/kg. Sau này, khi nhập công nghệ và thiết bị từ Đài Loan về để sản xuất chè Ô Long trên cơ sở giống chè trung du này, dù mất rất nhiều công sức, nhưng giá bán chỉ 10.000 đồng/kg và cũng không có ai mua.

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng
Dây chuyền sản xuất chè Ô Long chuẩn

Nguyên nhân là do chè Ô Long làm từ giống trà thường thì không thể ra được trà Ô Long, vì chè Ô Long mất từ 10 – 15 tiếng để bán lên men nên dùng giống chè thường sẽ bị ôi, chè xanh nhưng nước đỏ, lại có mùi ôi, không ai có thể uống được.

“Giống chè xanh mà làm Ô Long thì không thể ra được chè ngon. Nếu không phải 5 giống chè đã liệt kê ở trên thì không thể ra chè Ô Long được”, ông Chương khẳng định một lần nữa.

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng Chè Ô Long làm từ giống trà thường thì không thể ra được trà Ô Long, vì chè Ô Long mất từ 10 – 15 tiếng để bán lên men nên dùng giống chè thường sẽ bị ôi, chè xanh nhưng nước đỏ, lại có mùi ôi, không ai có thể uống được. Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng
PGS. TS Đỗ Văn Chương

Còn các giống chè khác nếu làm Ô Long thì chỉ có ngoại hình giống, còn chất lượng thì “không chấp nhận được” vì hương không có, nước màu đỏ, vị không ngon.

Chè Ô Long giá đắt vì trồng cực khó, lá lại nhỏ, trồng thưa. Trong 5 giống dùng làm trà Ô Long hiện tại ở Việt Nam, giống Ô Long Thanh Tâm là đứng đầu bảng cho chất lượng tốt nhất, giống Bát tiên thấp nhất, chỉ thơm nhưng vị đậm.

Tuy nhiên, vùng trồng giống Ô Long Thanh Tâm ở Việt Nam rất ít vì không phù hợp với khí hậu Việt Nam, năng suất thấp, rất khó. Việt Nam chỉ phù hợp với giống Kim Tuyên và Ngọc Thúy.

“Giống chè nào làm chè Ô Long là không đúng. Giống chè làm chè Ô Long nếu làm chè xanh hay chè đen thì quá ngon, nhưng những giống chè làm chè xanh và chè đen làm chè Ô Long không được. Ví dụ như giống chè LDP1 có thể làm chè đen, chè xanh, nhưng không thể làm được chè Ô Long”, ông Chuyên khẳng định.

Như vậy, có thể thấy, việc URC Việt Nam thông tin: Từ giống chè nói chung qua quá trình lên men khác nhau sẽ cho các sản phẩm khác nhau là không đúng và chất lượng sẽ không đúng là “trà Ô Long” với các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như quảng cáo.

Video: Trà xanh C2 Ô Long Chanh

Chế biến sai quy trình

Như báo điện tử VTC News đã đề cập trong bài viết trước, quy trình sản xuất trà xanh Ô Long của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Long (đơn vị cung cấp nguồn trà Ô Long cho công ty URC Việt Nam) trong bản chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm được làm như sau: Rửa sạch đọt trà tươi trụng trà trong nước 90 độ C => rửa lại bằng nước lạnh => mang trà vào máy để ủ => sấy khô ở 80 độ C trong 3 giờ => phân loại trà => cho lên men => cho vào máy định hình trà => sấy khô => Đóng gói => Thành phẩm.

TS. Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc – Tổng Công ty chè Việt Nam đã khẳng định: “Quy trình chế biến chè Ô Long theo bản Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Long do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế TP.HCM cấp là hoàn toàn sai so với quy trình chuẩn”.

Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng Quy trình chế biến chè Ô Long theo bản Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Long do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế TP.HCM cấp là hoàn toàn sai so với quy trình chuẩn. Quy trình, chất lượng trà C2 Ô Long: Trắng trợn lừa dối người dùng
TS. Nguyễn Hữu Tài

Để tìm hiểu thêm về điều này, PGS.TS Đỗ Văn Chương cho rằng, việc Rửa sạch đọt trà tươi trụng trà trong nước 90 độ C là hoàn toàn sai so với quy trình chế biến chè Ô Long.

Quy trình sản xuất trà Ô Long rất nghiêm ngặt, hái trà phải đúng 8h sáng, chứ không phải thích hái lúc nào thì hái, bởi 2 lý do: một là lúc đó mặt trời lên nên cây chè có biên độ dao động nhiệt tốt, tự động sinh ra dầu để tự khắc thơm.

Thứ hai, là khi hái búp chè phải khô, không có sương. Nếu có sương phải cho quạt khô rồi để héo và lên men.

“Vì vậy, nếu rửa nước lạnh rồi lên men khi chè đang ướt thì không hiểu họ cho lên men bằng cách nào”, ông Chương đặt câu hỏi.

Ngoài ra, sau khi hái chè xong phải có công đoạn làm héo (trong quy trình của công ty Phúc Long không hề có công đoạn này – pv), để héo nhẹ trong nhà râm, rồi để 4 – 5 tiếng rồi cho vào máy lắc để làm dập mép lên men sơ bộ, rồi lại cho vào nong lên men, tổng thời gian héo từ 12 – 14 tiếng. Đây chính là quá trình bán lên men.

Sau khi lên men thơm thì người ta diệt men. Sau diệt men thì có nơi vò nóng luôn, có nơi để ủ. Sấy sơ bộ xong thì quấn quả định hình, công đoạn này làm rất nhiều lần, có thể 30 – 40 lần.

“Quy trình này nhanh thì cũng mất 1 ngày 1 đêm. Điều này cho thấy rằng việc trụng trà đem rửa là không có”, ông Chương khẳng định.

Về quảng cáo trà xanh C2 Ô Long hoa hồng làm từ búp chè tươi ngon Thái Nguyên, ông Chuyên cho rằng, có thể nhà sản xuất muốn lấy vùng chè nổi tiếng Thái Nguyên để gây nhầm lẫn thương hiệu.

“Thái Nguyên không phải là vùng đất trồng chè Ô Long. Thái Nguyên là vùng đất của chè xanh. Hiện ở Thái Nguyên mới có 1 cơ sở của Vạn Tài là sản xuất loại chè này”, ông Chương cho hay.

Trước đó, chủ cơ sở chè Vạn Tài cũng đã khẳng định với báo điện tử VTC News rằng, không cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trà C2 Ô Long hoa hồng.

Đến nay, không hiểu vì lý do gì, nhưng công ty URC Việt Nam vẫn chưa cung cấp tên cụ thể cây trà dùng để sản xuất sản phẩm trà C2 Ô Long và địa chỉ hộ nông dân tại Thái Nguyên đã cung cấp nguồn trà cho công ty này.

Những giải thích về trà xanh Ô Long của công ty URC Việt Nam theo các chuyên gia là không hợp lý và quy trình sản xuất trà Ô Long cũng hoàn toàn sai so với quy trình chế biến thật.

Trà Ô Long là loại chè được thế giới ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là loại chè rất tốt cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên, cũng vì thế, nếu doanh nghiệp lợi dụng thương hiệu của loại chè này để tăng tính chú ý cho sản phẩm, trong khi chất lượng thì hoàn toàn không phải là chè Ô Long hoặc không đúng là chè Ô Long, thì cũng có nghĩa là đang lừa dối người tiêu dùng tin vào một sản phẩm giá trị cao, nhưng chất lượng thấp.

(Theo VTC News)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP