Tuỳ bút Quê hương

Nỗi niềm cụ Nguyễn Tiên Điền

245 năm trôi qua, hậu thế tổ chức lễ kỷ niệm năm sinh của bậc đại thi hào. Một lần nữa người đời ghi nhận, tôn vinh những giá trị mà những gì đại thi hào để lại.


Những nén tâm hương, thành kính của lớp hậu thế lần lượt thắp lên ngôi mộ của đại thị hào – tưởng nhớ tới một con người vĩ đại đã khiến “đất nước hóa thành văn”.




Ông Võ Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao & du lịch Hà Tĩnh trao đổi rằng, đã 245 năm, thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều vẫn sống mãi trong lòng quê hương và dân tộc. Do mưa lũ hoành hành nên Lễ kỷ niệm 245 năm ngày sinh, 190 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du đã thu hẹp lại. Nhưng dẫu sao hậu thế vẫn tôn vinh ngày sinh, ngày mất của ông với một nỗi niềm trăn trở xuyên thời đại: “Bất tri tam bách dư niên hậu /Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (tạm dịch: Không biết ba trăm năm lẻ nữa, người đời ai khóc Tố Như chăng).



Day dứt một cõi đi về!



Sinh ra ở đất Thăng Long, qua đời ở kinh thành Huế nhưng hài cốt của Nguyễn Du vẫn về với quê hương, về với dòng họ “trâm anh thế phiệt”. Ngày lễ hội, về xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh rất nhiều người bồi hồi xúc động trước một khuôn viên di tích Nguyễn Du “gần đúng” với nguyên nghĩa của một danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhiều người thầm hỏi dòng dõi chính tông của đại thi hào thì nay là ai và ở đâu? Thật không khó mấy khi tôi bắt gặp thầy Nguyễn Minh, 63 tuổi, ở thôn Hải Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân. Thầy tâm sự rằng vì có biến cố trong gia tộc nên dòng dõi của đại thi hào Nguyễn Du không còn sống ở mạnh đất Tiền Điền nữa. Đến với ngày lễ, thầy Minh là khách mời, đại diện cho hậu duệ đời thứ 6 của Nguyễn Du. Thầy Minh cũng không ngần ngại cho biết thấy là chắt của cụ Nguyễn An – cháu nội của Nguyễn Du. Câu chuyện về sự ra đi rất thanh thản của Nguyễn Du nhưng vấn vướng trần tục thầy vẫn nghe ông nội kể. Mỗi lần kể cho ai đó thầy lại rớm lệ buồn…



Thời thế của Nguyễn Du quá thăng trầm. Người tài không một chút khí khái, mặn nồng chốn quan trường. Nguyễn Du là một con người bất đắc dĩ phải “vào luồn ra cúi”. Nên khi sống ông lận đận và khi chết mang trong mình nỗi buồn thời thế. Thầy Minh cũng nghe ông nội mình kể rằng, tháng 9 năm canh thìn (1820) Nguyễn lâm bệnh nặng, qua đời ở Huế. “Nhưng trước khi qua đời con của ông là Nguyễn Ngũ túc trực bên có nói: cha ơi chân tay cha lạnh lắm rồi. Khi nghe thế ông chỉ nói: được, được! và rồi nhắm mắt xuôi tay”, thầy Minh kể. Năm lên 6 tuổi thầy Minh thường được ông nội dắt viếng mộ Nguyễn Du – nằm giữa cánh đồng Cung cát trắng phẳng lỳ. Thầy vẫn nhơ như in, ngôi mộ đất của đại thi hào nằm giữa những ngôi mộ của “thập loại chúng sinh”. Thấy mình nói hồi đó mộ của đại thi hào rất kỳ lạ. Cứ đến mùa gió lào, cát bay tất cả mồ mã ở cánh đồng Chùng bị thổi bay riêng mộ của đại thi hào vẫn còn do nấm đất cát chai lại. “Trước khi chết Nguyễn Du không một khao khát gì. Ông dặn con cháu mình đừng chôn cất ông như một vị quan mà để ông nằm cùng với mộ “chúng sinh”. Có lẽ chốn quan trường đã khiến cho người đời lầm tưởng, nhưng quả thực ông rất gần gủi với dân”, thầy Minh xúc động nói. Theo thầy Minh, sau nghiệp quan trường lừng lẫy một thời của cha ông mình (Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Du) thì nay con cháu chỉ biết học hành theo nghiệp dạy học, làm thuốc cứu người, còn công danh không màng tới!



Ngôi mộ đất trần trụi của đại thi hào nằm giữa cánh đồng cát phẳng lì cho đến đầu thập kỷ 80 của thể kỷ trước người đời mới quy hoạch và tôn tạo lại. Trước khi xây dựng, nhà thơ Vương Trọng có đến viếng mộ của ông và thốt lên: “Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên /Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đâyMột vùng cồn bãi trống trênh /Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề”. Nay về thắp hương, dâng hoa lên ngôi mộ Nguyễn Du đã không còn cảnh “Xạc xào lá cỏ héo hon /Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi” trong thơ Vương Trọng nữa. Một ngôi mộ tuy chưa xứng tầm với một Đại thi hào – Danh nhân văn hoá thế giới, nhưng cũng đã khang trang và để người đời luôn đến viếng.



Hậu thế tưởng nhớ Tố Như



Khuôn viên Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền đã được xây dựng thiết kế theo kiến trúc đình làng Việt Nam. Nay du khách có thể thăm thư viện Nguyễn Du diện tích 500m2 với 2.000 đầu sách và ghé hội trường văn hóa để đắm mình trong những tiết mục văn nghê như trò Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều…



Con đường về xã Tiên Điền đã rợm bóng cờ hoa. Khu lưu niệm Nguyễn Du, người cứ chen chúc đến thăm quan. Sự vĩ đại của Nguyễn Du và Truyện Kiều làm người đời nay dày công sưu tầm, nghiên cứu. Sáng ngày 28-11, phòng trưng bày những hiện vật, ấn phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du được khánh thành. Hơn 500 hiện vật được giới thiệu đến công chúng. Ai cũng thán phục thầy giáo Nguyệt Đình, khi suốt 6 tháng trời sáng tạo ra bản Truyện Kiều bằng thư pháp nặng 75 kg, rộng 1,2 mét, dài 1,6 mét gửi tặng… Rồi bộ thi pháp dài độc nhất vô nhị tới 325,4 mét, của Trịnh Tuấn (ở xã Thượng Tín, Thọ Xuân, Thanh Hóa) khiến người đời hiểu hậu thế kính trọng Nguyễn Du, yêu quý Truyện Kiều đến chừng nào.



Đếm 28-11, sự kiện lễ kỷ niệm “muộn” về ngày ngày sinh, ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du đã diễn ra, đã được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và cả nước. Đêm vinh danh Nguyễn Du và Truyện Kiều rất xứng tầm khi chúng ta được nhìn lại cuộc đời thực của bậc hiền tài, được thể hiện dưới sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa TÂM và TRÍ của nhà văn Nguyễn Khắc Phục với chương trình nghệ thuật “Trăm năm trong cõi”. Nhà văn tâm sự rằng, rất nhiều công sức, tâm huyết để phát huy khả năng khai thác con người của đại thi hào và những tác phẩm văn chương của ông, đặc biết là Truyện Kiều, nhưng lớn lao và vĩ đại Nguyễn Du để lại cho người đời là những tính túy cao nhất của giá trị văn hóa Việt Nam…



“Thiên hạ ai người khóc Tố Như” – câu hỏi lớn của đại thi hào không cần đến quãng thời gian dài đó nữa thì nay hậu thế người đời đã khóc thương ông!



Bách Khoa

VHTT&DL

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP