Lộc Hà

Mùa thu "Mùa" chim trời…lên thớt!

Những ngày đầu thu, trời se lạnh thỉnh thoảng xuất hiện những cơn mưa rào. Đây là thời điểm chim trời như cò, vạc…từ biển khơi bay về đất liền trú ẩn. Và những cánh chim ấy báo hiệu cho hàng trăm người dân vùng biển ngang xã Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị…huyện (Lộc Hà, Hà Tĩnh), sắm sửa đồ nghề đi tàn sát chim trời.

Mỗi ngày trôi qua có hàng trăm con chim trời bị “mất mạng” do dính phải bẫy. Việc tàn sát chim trời ở nơi đây, được xem là một nghề truyền thống từ bao đời nay.

Công nghệ tận diệt chim


Khu cảnh dọc chuyến trình về bãi biển Thạch Hải, xã Thạch Hải, huyện Lộc Hà, một bãi biển nổi tiếng và được nhiều người ở khu vực Bắc Trung bộ biết đến đẹp như tranh. Du khách đi qua con đường nhựa dọc bãi biển, thả hồn giữa rặng cây phi lau thơ mộng nghe tiếng gió thổi thì thào, dướn mắt nhìn xa xa những đàn cò trắng tinh đậu khắp những ngọn cây, đám ruộng, bờ hồ…


Dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp bức tranh vùng quê ven biển mới hay những đàn cò đậu trắng ấy được làm bằng mút xốp. Chúng được làm giống như cò thật và xung quanh được bệt một loại nhựa. Những khóm hoa nhựa này được bô một loại keo có độ kết dính rất cao,được lấy từ trên rừng . Ngoài ra xung quanh những con chim giả còn vô số thanh tre vót cũng được bôi keo.


Ngoài ra, những tay săn cò ở đây còn bắt những con cò, vạc rồi đem về huấn luyện cho quen những động tác để mời gọi đồng loại xuống với mình. Trong những trận địa tàn sát chìm trời, ngoài cò được làm bằng mút xốp thì có từ 3 đến 5 con cò thật được gọi là cò mồi.


Những con cò mồi được khâu mắt lại và cho đậu trên giá, rồi buộc một cái dây cước từ chân cò mồi kéo dài vào chòi, nơi những tay sát thủ chim trời ngồi. Khi có những đàn chim trời bay qua, “sát thủ chim” kéo cò môi để mời gọi.


Thấy đồng loại đậu san sát những đàn cò thật bay trên cao đều chao cánh xuống. Những chú cò tưởng yên lành, sà xuống cùng bầy là dính ngay vào trận địa “thập diện mai phục”. Nếu dính phải loại keo dính “thửa” này thì cò, vạc không cơ hội hội thoát được vì càng giẫy dụa nhựa càng dính chặt.


“Đất lành…thịt chim”


Đang ngồi bên trong những chòi được làm bằng cây phi lau để những người đánh cò, vạc ẩn nấp, ông Cường( xóm Thượng Hải, Thạch Hải)- một sát thủ cò chuyên nghiệp tranh thủ dùng rựa vót những thanh tre làm bẫy bật mí bí quyết nghề: Mỗi năm từ tháng 7 âm lịch cho đến cuối tháng 10, cò, vạc …mới bay về đất liền trú ẩn. Để bắt đánh được nhiều chim trời phải có nhựa và cò, vạc mồi để lừa những đàn chim bay xuống rồi dính nhựa và chạy ra bắt.

Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.

Mỗi ngày có hàng trăm con chim trời bị tàn sát .

Vào mùa thu chim trời bay về trú ẩn ở đất liền người dân vùng đánh cò, đánh vạc từ chồng đến vợ, con phải thức dậy từ 3 giờ sáng. Chồng và con thì đi bày trận. Còn vợ thì dậy đưa cò, vạc đem ra các chợ hay lên thành phố bán.


Để đánh được nhiều chim trời những người hành nghề phải có kinh nghiệm. Dựa vào thời tiết họ biết được ngày nào có nhiều chim trời bay về nhiều hay ít. Mỗi năm có hàng ngàn con chim trời từ biển khơi bay về đất liền trú ẩn thì người dân vùng biển ngang huyện Lộc Hà, bằng công nghệ dùng cò mồi và bằng nhựa đã tàn sát hàng ngàn con chim trời. Để tham gia nghề này họ chỉ bỏ ra chừng 2 triệu đồng để sắm sửa đồ nghề.


Ông Thắng – một tay đánh chim lâu năm kể: “Có những ngày mưa gió biển động mạnh, chim bay vào nhiều lắm. Phần vì mệt và đói khi thấy những đàn cò giả và cò mồi đậu trên ngọn cây, đám ruộng, bờ hồ những đàn chim trời đang bay trên cao nhưng cả đàn đều sạ xuống và dính nhựa hết, những ngày đó đừng có nói là mấy lồng mà đem bao bì ra đựng cũng không hết”.


Diệt chim- nghề gia truyền


Từ bao đời nay, người dân xã Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Trị gắn bó với nghề đi biển nhưng vào mùa mưa bão từ thanh niên cho đến cụ già đều neo thuyền, thu dọn đồ gác và ghề ngư phủ để đi diệt chim trời.

ừ trẻ con đến người già đều tham gia diệt chim trời

Nghề “sát thủ” chim trời luôn được cha truyền con nối tại xã Thạch Hải.

Thấy một đàn chim đang bay có đến mấy trăm con trắng cả bầu trời, ông Cường đứng trong chòi miệng huýt liên tục phát ra những tiếng để gọi chim xuống. Hai tay ông nắm dây kéo đi kéo lại liên tục cho con cò mồi vỗ cánh giống như mời gọi đồng loại xuống kiếm ăn. Đàn chim chao đi lượn lại liên tục nhưng không xuống trận địa được bày sẵn mà bay mất, ông Cường thốt lên: “Trời ơi! giật cò mồi sớm quá, bao nhiêu năm hành nghề mà để bầy cò bay mất rồi”. Giọng của ông không những là tiếc vì không bắt được cò mà còn có vẻ gì đó cay cú.

Mỗi ngày vào mùa mưa bão chim trời thường bay về đất liền trú ẩn, thì ở vùng xã Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Trị, với công nghệ thô sơ đã tàn sát hàng trăm con cò, con vạc. Với số chim trời bị giết hại lớn như vậy nhưng chưa một lần nào những tay sát thủ đánh cò, vạc bị “ế hàng”. Bên cạnh đó, thời gian gần đây có nhiều người dùng súng hơi, thể thao tìm về nơi đây ngày đêm ráo riết đi tiêu diệt chim trời.Hiện giá bán một con cò xấu số là 10 ngàn, vạc 25 đến 30 ngàn.

Sau khi để tuột mất đàn cò, ông Cường nói như giải thích: “Nghề đánh cò ở vùng này có lâu rồi, mùa thu cho đến đầu mùa đông cò, vạc từ biển khơi bay về chúng tôi không nhưng đánh ở đây mà ai cũng cơm gói lên đường đi các huyện khác trong tỉnh để đánh nữa. Mỗi ngày, chúng tôi cũng đánh được vài trăm con nhưng may mắn cho người nào đánh được vạc nhiều, vì giá bán một con vạc được giá gấp mấy cò. Nghe nói vạc bán ra nước ngoài nên họ mua giá đắt hơn các loại chim trời khác:.


Ông Cường xtự hào: “Ngày trước cha tui (tooi) được xếp vào hạng đánh chim giỏi nhất của làng. Khi lớn lên được ông truyền nghề này cho tôi và tôi truyền lại cho con, cho cháu đi đánh cò, vạc. Dưới tay tui, hàng ngàn chim trời phải chịu chung số phận…lên thớt”.


Bao nhiêu năm hành nghề diệt cò nay tôi đã đào tạo cho hai người con trai, cứ đến mùa là đi đánh cò và mấy đứa cháu nữa. Những ngày cò, vạc về nhiều tôi “hốt” được mấy trăm con, gánh về đến nhà liệt cả người luôn. Có ngày tui đánh được gần trăm con vạc bán được vài triệu sướng lắm..!

Đắc Thành

Bee

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP