Tin thế giới

Chân dung ‘nghi phạm’ bắn hạ máy bay Malaysia

Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành do Liên Xô (cũ) và Nga phát triển.

Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay cánh quay và cánh cố định, và máy bay không người lái.

Malaysia, MH17, Buk, tên lửa phòng không,
Hệ thống tên lửa Buk. Ảnh: RT

Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 “Gainful”).

Phiên bản đầu tiên của Buk được trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là “Gadfly” cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt là SA-11. Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 “Buk-M2”.

Malaysia, MH17, Buk, tên lửa phòng không,

Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm một xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe (TAR); 6 xe phóng (TELAR), mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và 4 quả dự trữ; và 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội tên lửa Buk gồm 2 xe TELAR và TEL.

Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.

Cơ cấu tổ hợp tác chiến 

Vũ khí, trang bị kỹ thuật của tổ hợp chiến đấu Buk được chia thành hai nhóm chính: Nhóm vũ khí, khí tài chiến đấu và Nhóm trang bị bảo đảm chiến đấu.

Malaysia, MH17, Buk, tên lửa phòng không,

Các thành phần của một tổ hợp chiến đấu bao gồm:

Xe chỉ huy KP
Xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu
Xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa RPN
Xe phóng tự hành SOU
Xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn PZU

New Strait Times của Malaysia dẫn nguồn từ lãnh đạo Ukraina, cho hay máy bay MH17 đã bị hệ thống Buk bắn hạ. Hiện chưa điều tra được bên nào đã khai hỏa.

Hệ thống radar điều khiển việc sử dụng một đầu đạn mang khối chất nổ nặng 70kg và có thể phát nổ cách mục tiêu trong vòng 20m.

Malaysia, MH17, Buk, tên lửa phòng không,

Nhóm các tên lửa Buk có khả năng bắn hạ mục tiêu ở độ cao trên 22.000m. Khi đặt trên một xe tăng, các radar của hệ thống có thể cho phép tấn cùng lúc công nhiều mục tiêu từ các góc độ khác nhau.

CNN dẫn lời một tướng quân đội của Mỹ đã nghỉ hưu là Kevin Ryan, giám đốc Dự án Quốc phòng và Tình báo tại Trung tâm Khoa học và Vấn đề Quốc tế Belfer, Đại học Harvard, cả Nga và Ukraina hiện đều sử dụng tên lửa này.

Ryan nói rằng loại vũ khí này có thể hạ gục các máy bay ở độ cao hơn nhiều so với MH17 (10.000m). Các vũ khí như vậy đi kèm với quân đội Nga ở cấp sư đoàn.

Malaysia, MH17, Buk, tên lửa phòng không,
Hệ thống Buk khai hỏa. Ảnh: NYP

“Phải mất rất nhiều thời gian huấn luyện và phối hợp để khai hỏa vũ khí này và nhắm trúng mục tiêu” – Ryan nói.

“Đây không phải là thứ vũ khí mà một vài người có thể cứ lôi ra khỏi ga-ra rồi khai hỏa là được”.

Do đó, Ryan nói thêm rằng trong trường hợp máy bay đúng là đã bị hệ thống này bắn hạ thì một lực lượng quân đội chuyên nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc này, dù là hành động của họ có chủ đích hay chỉ là tai nạn.

Lê Thu (tổng hợp)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP