Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt, xin rút kinh nghiệm vì khi chưa được quận đồng thuận mà nhà trường đã tự ý ra thông báo phân tuyến.
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt, xin rút kinh nghiệm vì khi chưa được quận đồng thuận mà nhà trường đã tự ý ra thông báo phân tuyến.
Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe người khác đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Năm học 2017 - 2018, nhiều phụ huynh và giáo viên ở thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết có nhiều học sinh lớp 1 lên lớp 2 của trường Tiểu học Thị trấn Lịch Hội Thượng “A” chưa biết chữ, nhưng vẫn được cho lên lớp. Đây cũng là ngôi trường năm học trước từng bị phản ánh có tình trạng này.
Liên quan đến việc người dân tập trung phản đối chủ trương sáp nhập trường học tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), sau khi tiến hành đối thoại với người dân, chính quyền địa phương đã quyết định tạm dừng việc sáp nhập hai trường.
Ngay trong ngày đầu tiên đưa con trẻ đến trường nhận lớp học, gần 20 phụ huynh có con em theo học tại Phân hiệu 2, trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã tập trung tại phòng Hiệu trưởng do quá bức xúc khi mái tôn lớp học bị tốc mái hơn 3 tháng nay mà trường vẫn không sửa chữa cho các em vào học.
Mặc dù nhiều năm liền trường THCS Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn đứng tốp cuối trong tỉnh về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT nhưng năm học 2016-2017 lại được tỉnh tặng Bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh” và được công nhận trường “Đạt chuẩn quốc gia”.
Sau khai giảng năm học 2015 – 2016, Hà Tĩnh lại “nóng” chuyện tiền trường do ngân sách chi cho hoạt động sự nghiệp cấp cho các cơ sở giáo dục (CSGD) không đủ theo tỷ lệ quy định.
Hòa với không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước chào mừng 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mồng 2 tháng 9. Hôm nay, cùng với ngành Giáo dục cả nước, trường THPT Đức Thọ đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới, và đón bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia năm học 2015 – 2016.
Gần 40 năm gắn bó với sự nghiệp GD&ĐT, trong đó có hơn 15 năm tham gia công tác quản lý, thầy giáo Phan Duy Dương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) – được nhiều người biết đến, quý mến và kính trọng bởi lòng tâm huyết, say mê với sự nghiệp trồng người. Từ mô hình thư viện xanh, phong trào xây dựng thư viện trường học ở Hà Tĩnh là điểm nhấn trong phát triển giáo dục Đau đáu mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục Thầy Phan Duy Dương Thầy Phan Duy Dương (sinh năm 1958) là người duy nhất trong 3 anh em theo nghiệp bố (bố thầy Dương từng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, cũng thuộc tỉnh Hà Tĩnh hiện nay). Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh năm 1979, thầy Phan Duy Dương nhận công tác dạy học ở vùng miền núi của huyện Kỳ Anh. Hơn 15 năm làm quản lý giáo dục, thầy Dương nhà quản lý xây dựng thành công trường Tiểu học Kỳ Sơn và Trường Tiểu học Kỳ Lâm đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1. Thầy Dương nhớ lại: “Điều kiện công tác ở miền núi rất khó khăn, lúc lên Kỳ Sơn và Kỳ Lâm nhận việc, trường học mới chỉ được xây dựng bằng những căn nhà tre, tường trát bùn, sân bãi, nhà chức năng không có. Phòng học thì chật chội khó khăn như vậy nhưng lúc đó chúng tôi coi đó như là chuyện rất bình thường. Lúc nhận nhiệm vụ dạy học ở đây, ngoài lòng yêu nghề giáo thì khát vọng tuổi trẻ trong tôi hừng hực. Trong đầu lúc nào cũng suy nghĩ phải làm thế nào để xây dựng được trường học khang trang đầy đủ cho học sinh bớt khổ; không để học sinh bỏ học, làm cách nào để nâng cao chất lượng dạy và học cho học trò… đó chính là lí do níu tôi ở lại để thực hiện ước mơ của mình…”. Nghĩ là làm, thầy tập trung thiết kế các ý tưởng dựa trên các văn bản của Bộ GD&ĐT, tham mưu cho chính quyền, hội phụ huynh xây dựng trường chuẩn. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, các bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn về kiến thức; tham mưu cho lãnh đạo phòng các phương pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi; nhất là tuyển thêm giáo viên tốt nghiệp loại giỏi, yêu nghề giáo để nâng cao chất lượng đội ngũ. Xác định rằng hệ thống cơ sở vật chất trường học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, thầy đã dành thời gian đi tham quan nhiều mô hình trường học rồi tham mưu với UBND xã về thiết kế xây dựng trường và từng phòng học cho phù hợp. Để xây dựng trường học cần nhiều kinh phí, vì nếu chỉ dựa vào kinh phí của Nhà nước thì không thể xây dựng được trường học như ý tưởng. Thế nên thầy đã mạnh dạn huy động công tác xã hội hóa giáo dục. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh, chỉ trong 2 năm vận động, nguồn vốn đóng góp lên tới 700 triệu đồng, thêm vào nguồn hỗ trợ từ dự án 135 xây dựng trường học nên việc xây dựng được triển khai nhanh chóng và đúng ý nguyện của các thầy cô nhà trường cũng như phụ huynh học sinh. Sau khi đã có được một hệ thống cơ sở vật chất trường học tương đối đáp ứng yêu cầu, thầy Dương tiếp tục huy động giáo viên, phụ huynh góp sức trồng cây xanh để xây dựng vườn hoa, cây cảnh cho khuôn viên trường. Đó là lý do mà hiện Trường Tiểu học Kỳ Sơn có hệ thống cây xanh bao phủ nhiều nhất trong số các cơ sở giáo dục ở địa phương… “Chúng tôi có may mắn là mặc dù địa bàn miền núi nhưng sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với giáo dục cũng như phong trào hiếu học của người dân rất lớn, sẵn sàng hỗ trợ và sát cánh cùng các thầy cô giáo khi xây dựng trường lớp hay phong trào học tập đã tạo thuận lợi cho nhà trường. Chính vì vậy, giờ đây việc xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với dự kiến xây dựng đủ phòng Tin học, phòng tiếng Anh… mà Ban giám hiệu trường đã đề ra chắc sẽ thành công theo lộ trình” – thầy Phan Duy Dương tin tưởng. Thư viện xanh, tiếng hát trong lành Trường Tiểu học Kỳ Sơn nhận danh hiệu lá cờ đầu của tỉnh năm học 2008 – 2009; 10 năm liên tục gần đây đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc của tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen…Với những thành tích đạt được trong công tác quản lý Thầy Phan Duy Dương nhiều năm liền được nhận Danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Thư viện xanh của Trường Tiểu học Kỳ Sơn được xây dựng trong một khuôn viên rộng và đẹp. Bao quanh thư viện xanh có hàng rào kiên cố, những cặp đôi ghế đá được những cây cổ thụ che bóng mát rợp sân. Dưới những tán cây cổ thụ được treo những giá đựng hình vuông, hình tròn để sách nhìn rất đẹp mắt. Sách, báo được treo dưới từng tán cây được bố trí khoa học theo từng nhóm loại sách báo. Đặc biệt, Thư viện xây dựng được sân khấu rộng và ở vị trí thấp nên khi tổ chức sự kiện các bố trí ghế ngồi rất hợp lý để những người ngồi sau thấy được các hoạt động trên sân khấu. “Mỗi lần dẫn khách tham quan thư viện xanh của nhà trường, giáo viên chúng tôi luôn tự hào nói về những vất vả mà thầy Dương đã sáo tạo, mạnh dạn xây dựng được thư viện xanh đẹp như hôm nay. Được biết, từ năm 2011, thầy Dương đã là người thường xuyên tổ chức các chương trình múa, hát dân ca xứ Nghệ. Vì thế sau khi Dân ca Ví Giặm được đưa vào trường tiểu học, thầy đã thành lập câu lạc bộ và sinh hoạt hát dân ca trong và ngoài giờ học. Thư viện xanh vừa là nơi đọc sách cho học sinh vừa là “sân khấu xanh” để trường tổ chức các chương trình văn nghệ cho giáo viên và học sinh”, thầy Nguyễn Công Trải – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn – tự hào cho biết. Cũng theo thầy Nguyễn Công Trải, vừa qua trường tổ chức chương trình thi “giáo viên, học sinh hát dân ca”, được lãnh đạo ngành GD và Văn hóa đánh giá cao về cả công tác tổ chức lẫn chất lượng tiết mục. Đó là nhờ việc từ lâu thầy và trò nhà trường đã có được một khu vực sinh hoạt nghệ thuật riêng ngay trong khuôn viên Thư viện xanh của trường. Không có gì lạ khi mô hình thư viện xanh và câu lặc bộ hát dân ca của Trường Tiểu học Kỳ Sơn đã sớm trở thành hình mẫu, được nhiều trường học trong toàn tỉnh đến tham quan, học hỏi trong thời gian qua… Những lời tin yêu từ đồng nghiệp Cô Phạm Thị Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Sơn, không dấu được sự thán phục khi nói về người đồng nghiệp, người lãnh đạo của mình: “Thầy Dương là người yêu nghề, hăng say với việc dạy học, hiền lành, thân thiện với giáo viên và học sinh. Chính vì vậy thầy nhận được sự yêu quý của mọi người. Chúng tôi luôn tự hào và vinh dự được làm việc với một người quản lý như thầy Dương”. Còn theo đánh giá của thầy Nguyễn Hữu Sum – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh, thầy Phan Duy Dương là người quản lý rất có năng lực và tâm huyết; thực hiện tốt công việc, xây dựng được mối đoàn kết trong trường học ở khu vực miền núi đưa Trường Tiểu học Kỳ Sơn đạt được những kết quả đáng trân trọng. “Hiện Trường Tiểu học Kỳ Sơn là một trong những trường được Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đánh giá cao từ phong trào học tập đến công tác đội và phong trào khác. Gần đây, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Trường Tiểu học Kỳ Sơn là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên trong tỉnh đưa Dân ca Ví, Giặm vào trường học và đã tổ chức được một số một chương trình Dân ca Ví, Giặm quy mô, được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật. Những kết quả mà Trường Tiểu học Kỳ Sơn đạt được đó, có vai trò lãnh đạo hết sức quan trọng của thầy Phan Duy Dương”, thầy Nguyễn Hữu Sum cho biết. Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VI, kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ 3/4/2015 đến ngày 28/8/2015, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Thi đua Khen thưởng, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) mở chuyên mục “Gương sáng, việc hay ngành Giáo dục”. Chuyên mục nhằm giới thiệu, tôn vinh các tấm gương người tốt, việc tốt trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên; những điển hình tiên tiến xuất sắc tại các cơ sở giáo dục…
Sau khi đăng tải trên các ấn phẩm của báo Giáo dục và Thời đại, những tấm gương, những bài báo xuất sắc nhất sẽ được tuyển chọn vào tuyển tập sách do báo Giáo dục và Thời đại phát hành. Ban Biên tập mong muốn nhận được bài viết của các nhà báo, cộng tác viên cùng đông đảo bạn đọc.Từ dịp vào hè, nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đều tập trng quyết liệt xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện các công trình đáp ứng yêu cầu trường học đạt chuẩn Quốc gia để chuẩn bị cho năm học mới.
Dẫn chúng tôi đi thăm các phòng học, bếp ăn, khuôn viên sân trường, cô Nguyễn Thị Luyện – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Gia Hanh (Can Lộc) không giấu nổi niềm vui: “Có được khuôn viên xanh, sạch, đẹp, cơ sở khang trang như ngày hôm nay không chỉ nhờ bàn tay cần cù chăm sóc của đội ngũ giáo viên nhà trường mà còn nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và người dân trong việc đóng góp ngân sách để đầu tư cho bậc học đầu đời. Nhờ thế, chất lượng nuôi dạy trẻ trên địa bàn ngày càng được cải thiện”.