Giao lưu nghệ thuật “Hồn quê ví, giặm”

Tại buổi giao lưu, khán giả được lãnh đạo tỉnh, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân dân ca ví, giặm nói chuyện thêm về quá trình UNESCO vinh danh dân ca ví, giặm; đồng thời thưởng thức những tiết mục đặc sắc do các nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn.

Người Hà Tĩnh trong niềm vui ví, giặm được UNESCO vinh danh

Mờ sáng, các tin tức mới nhất về ví, giặm được các kênh truyền thông trong nước và quốc tế đăng tải. Khó có thể nói hết bằng lời niềm vui của biết bao người con sinh ra trên vùng đất “nhút mặn chua cà” luôn hướng về ví, giặm với tình yêu từ trong máu thịt. Những diễn biến suốt 4 ngày qua của kỳ họp thứ 9 Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (gọi tắt là Công ước 2003) đã được người Hà Tĩnh dõi theo từng giờ. Cuối cùng, mọi chờ đợi đã đến lúc thỏa nguyện. “Đặc sản” văn hóa tinh thần ra đời trong lao động sản xuất, sinh hoạt của người dân xứ Nghệ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đức Thọ: Năng suất lạc giảm 3-4 tạ/ha so với năm ngoái

Vụ xuân năm nay,  huyện Đức Thọ gieo trỉa gần 1.400ha lạc, đạt gần 100% kế hoạch, với các giống chủ lực như: L14, L26, L23, những xã có diện tích nhiều như: Đức Quang, Trường Sơn, Đức La, Đức lạc, Đức Đồng, Đức Lạc, Đức An… Sau 4 tháng gieo trồng, hiện nay, bà con nông dân   đang tập trung ra đồng khẩn trương thu hoạch lạc xuân để kịp thời sản xuất hè thu. Tuy nhiên, năm nay do nhiều yếu tố, năng suất lạc xuân đã không đạt như dự kiến. Bước vào vụ thu hoạch, nông dân phải đối mặt với thời tiết nắng nóng, đất khô cứng gây khó khăn cho việc thu hoạch, bà con phải dùng cày, cuốc để bới lạc

Những nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm

Năm 2013, Việt Nam hoàn tất hồ sơ trình UNESCO công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và tổ chức này đang xem xét công nhận trong năm 2014. Để đạt được kết quả đó, trong nhiều năm qua, Nghệ An đã có rất nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm.

TOP