Du lịch

7 đặc sản Việt ngon nức tiếng nhưng “càng ăn càng độc”

Dù đều là đặc sản vùng miền, là những món ăn được nhiều thực khách ưa chuộng nhưng nem chua, cóc, sứa hay cháo ấu tẩu,… lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được chế biến đúng cách.

Tiết canh

Từ lâu, tiết canh đã là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Những người “nghiện” tiết canh thì khẳng định, chỉ cần ít lòng băm nhỏ, rau húng, lạc và miếng chanh vắt vào thì loại “huyết đông” này ngon miệng chẳng kém các món gỏi sống của người Nhật.

Tiết canh là món ăn của riêng người Việt.

Tiết canh là món ăn của riêng người Việt. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng có can đảm thưởng thức món ăn này. Thậm chí, một số trang báo nước ngoài còn liệt kê tiết canh vào danh sách Những món ăn khó nuốt nhất hành tinh.

Bản chất tiết canh là tiết sống nên tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán... Bởi vậy, tốt nhất nên lựa chọn các địa chỉ tin cậy để thưởng thức món tiết canh.

Nem chua

Nem chua là món ăn được ưa chuộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến nem chua Thanh Hóa. Du khách phương xa đến vùng đất này cũng thường mua nem về làm quà cho người thân.

Nem chua Thanh Hóa có giá bán không quá cao.

Nem chua được làm từ thịt lợn sống trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Người biết thưởng thức trước khi ăn sẽ đưa lên mũi hít thử một hơi. Nem ngon và “chuẩn” Thanh Hóa sẽ có mùi vị thơm chua phảng phất, có thoáng qua cái cay cay của hạt tiêu và hăng hăng của lá đinh lăng.

Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, thính gạo, cơ chế chủ yếu là ủ men tự chín, lại không qua chế biến lửa nên nem chua có thể bị nhiễm mốc, các vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, thực khách nên loại bỏ những nem chua đã để quá hạn dùng hoặc không đảm bảo về chất lượng.

Cóc

Nếu về thăm miền Tây mùa mưa, thi thoảng du khách sẽ bắt gặp từng tốp thanh niên xách đèn đi “săn” cóc đem về nấu cháo. Thông thường, người ta sẽ lựa những con to, có màu đen (cóc vườn) hay màu vàng (cóc ruộng), trên lưng có nhiều sần, chân mập, mắt sáng...

Bát cháo cóc có hương đậm đà, thịt cóc ăn như thịt ếch nhưng dai hơn. Đối với dân miền Tây, thịt cóc là món ngon và bổ dưỡng. Theo Đông y, thịt cóc mát bổ, chứa nhiều chất dinh dưỡng chữa bệnh, tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người mới ốm dậy.

Cóc cần được sơ chế kĩ lưỡng trước khi chế biến.

Nhưng trên thực tế, đã có không ít trường hợp nguy kịch khi ăn thịt cóc. Thành phần chứa độc tố nằm ở mật cóc, trứng cóc hay nhựa tiết ra từ mang tai cóc. Chính vì vậy nên khi sơ chế, đầu bếp sẽ bỏ đi toàn bộ phần da, đầu, nội tạng. Thịt cóc cũng nên được rửa thật nhiều lần trước khi chế biến.

Nếu ăn phải cóc chứa độc tố với lượng lớn, 1 - 2 giờ sau khi ăn thực khách sẽ gặp phải các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch…

Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu là một trong những món ăn lọt vào top "kinh dị" của vùng cao Tây Bắc khiến nhiều du khách nghe tên cũng đủ sợ tái mặt. Nếu ăn tươi, nhai sống ấu tẩu thì người dùng sẽ "tắc tử" vô phương cứu chữa. Nhưng nếu được bào chế cẩn thận, củ ấu tẩu lại trở thành dược liệu quý.

Món đặc sản riêng của Hà Giang đã gây tò mò cho biết bao du khách.

Để có được bát cháo ấu tẩu sền sệt, thơm lừng, vừa có vị ngai ngái, bùi bùi, lại có chút đăng đắng rồi ngọt lịm nơi cuống họng thì khâu chế biến phải cực kỳ công phu. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao, thời gian chuẩn bị và nấu nướng có thể kéo dài suốt một ngày trời.

Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua. Là món “độc” nên khi sử dụng, người dân tộc đưa ra khuyến cáo: cháo ấu tẩu chỉ tốt nhất cho người trưởng thành. Nếu thực khách dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ em thì không nên lạm dụng vì ăn nhiều dễ bị giòn xương.

Thịt chuột

Nhắc đến chuột, nhiều người sẽ chỉ thấy rùng mình chứ ít ai nghĩ rằng đây lại là món đặc sản trứ danh của miền Tây. Khi mùa gặt kết thúc cũng là lúc mùa săn chuột chính thức khởi động.

Người dân sử dụng những cách thức dân dã để chế biến chuột như nướng, chiên giòn... Một số địa phương lại có các món “đặc sản” như chuột giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột rán, chuột sốt cà chua, chuột nhúng giấm…

Người Việt rất cầu kì và sáng tạo khi chế biến được trên 30 món ăn công phu từ thịt chuột.

Tuy nhiên trong chuột, đặc biệt là trong nước tiểu, thận cũng như các phủ tạng khác của chúng chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn, viêm cầu khuẩn, lao... Trong đó, nguy hiểm nhất là virus dịch hạch.

Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột cũng có thể bị ô nhiễm nặng. Lâu dần, các chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể của người sử dụng, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.

Các loại côn trùng

Món ăn từ côn trùng từ lâu đã không còn xa lạ với đồng bào miền núi. Khi được chế biến thành các món ăn đậm chất quê, côn trùng khá kén người ăn nhưng lại hấp dẫn với những thực khách ưa tìm hiểu hương vị mới lạ.

Tùy theo từng mùa mà có các loại côn trùng để chế biến thành những món khác nhau.

Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa... từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Thêm nữa, côn trùng bắt ngoài tự nhiên không phải là côn trùng sạch như nhiều người tưởng. Trên thân của chúng chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve… Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc.

Sứa

Sứa là loài hải sản nhiều tua, thân dạng keo trong suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển, nhiều nhất ở vùng biển lặng sóng. Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như nộm, lẩu, canh,… Nhưng cách chế biến công phu, đặc sắc nhất phải kể đến gỏi sứa đỏ Hà Nội và bún giấm nước Huế.

Sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Tuy nhiên, thực khách nên lưu ý, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản – tức mùa xuân, mùa hè rất nguy hiểm. Thời điểm này, cơ thể sứa thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Thêm vào đó, sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, đến khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới có thể đem chế biến làm thức ăn.

Tiết canh
Từ lâu, tiết canh đã là món ăn độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Những người “nghiện” tiết canh thì khẳng định, chỉ cần ít lòng băm nhỏ, rau húng, lạc và miếng chanh vắt vào thì loại “huyết đông” này ngon miệng chẳng kém các món gỏi sống của người Nhật.
Tiết canh là món ăn của riêng người Việt.Tiết canh là món ăn của riêng người Việt.Tiết canh là món ăn của riêng người Việt. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng có can đảm thưởng thức món ăn này. Thậm chí, một số trang báo nước ngoài còn liệt kê tiết canh vào danh sách Những món ăn khó nuốt nhất hành tinh.
Bản chất tiết canh là tiết sống nên tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán... Bởi vậy, tốt nhất nên lựa chọn các địa chỉ tin cậy để thưởng thức món tiết canh.
Nem chua
Nem chua là món ăn được ưa chuộng khắp từ Bắc vào Nam, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến nem chua Thanh Hóa. Du khách phương xa đến vùng đất này cũng thường mua nem về làm quà cho người thân.
Nem chua Thanh Hóa có giá bán không quá cao.Nem chua Thanh Hóa có giá bán không quá cao.Nem chua được làm từ thịt lợn sống trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Người biết thưởng thức trước khi ăn sẽ đưa lên mũi hít thử một hơi. Nem ngon và “chuẩn” Thanh Hóa sẽ có mùi vị thơm chua phảng phất, có thoáng qua cái cay cay của hạt tiêu và hăng hăng của lá đinh lăng.
Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, thính gạo, cơ chế chủ yếu là ủ men tự chín, lại không qua chế biến lửa nên nem chua có thể bị nhiễm mốc, các vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất, thực khách nên loại bỏ những nem chua đã để quá hạn dùng hoặc không đảm bảo về chất lượng.
Cóc
Nếu về thăm miền Tây mùa mưa, thi thoảng du khách sẽ bắt gặp từng tốp thanh niên xách đèn đi “săn” cóc đem về nấu cháo. Thông thường, người ta sẽ lựa những con to, có màu đen (cóc vườn) hay màu vàng (cóc ruộng), trên lưng có nhiều sần, chân mập, mắt sáng...
Bát cháo cóc có hương đậm đà, thịt cóc ăn như thịt ếch nhưng dai hơn. Đối với dân miền Tây, thịt cóc là món ngon và bổ dưỡng. Theo Đông y, thịt cóc mát bổ, chứa nhiều chất dinh dưỡng chữa bệnh, tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người mới ốm dậy.
Cóc cần được sơ chế kĩ lưỡng trước khi chế biến.Cóc cần được sơ chế kĩ lưỡng trước khi chế biến.Nhưng trên thực tế, đã có không ít trường hợp nguy kịch khi ăn thịt cóc. Thành phần chứa độc tố nằm ở mật cóc, trứng cóc hay nhựa tiết ra từ mang tai cóc. Chính vì vậy nên khi sơ chế, đầu bếp sẽ bỏ đi toàn bộ phần da, đầu, nội tạng. Thịt cóc cũng nên được rửa thật nhiều lần trước khi chế biến.
Nếu ăn phải cóc chứa độc tố với lượng lớn, 1 - 2 giờ sau khi ăn thực khách sẽ gặp phải các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch…
Cháo ấu tẩu
Cháo ấu tẩu là một trong những món ăn lọt vào top "kinh dị" của vùng cao Tây Bắc khiến nhiều du khách nghe tên cũng đủ sợ tái mặt. Nếu ăn tươi, nhai sống ấu tẩu thì người dùng sẽ "tắc tử" vô phương cứu chữa. Nhưng nếu được bào chế cẩn thận, củ ấu tẩu lại trở thành dược liệu quý.
Món đặc sản riêng của Hà Giang đã gây tò mò cho biết bao du khách.Món đặc sản riêng của Hà Giang đã gây tò mò cho biết bao du khách.Để có được bát cháo ấu tẩu sền sệt, thơm lừng, vừa có vị ngai ngái, bùi bùi, lại có chút đăng đắng rồi ngọt lịm nơi cuống họng thì khâu chế biến phải cực kỳ công phu. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao, thời gian chuẩn bị và nấu nướng có thể kéo dài suốt một ngày trời.
Cháo ấu tẩu ăn kèm thịt băm, các loại rau thơm, tiêu, hay măng chua. Là món “độc” nên khi sử dụng, người dân tộc đưa ra khuyến cáo: cháo ấu tẩu chỉ tốt nhất cho người trưởng thành. Nếu thực khách dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ em thì không nên lạm dụng vì ăn nhiều dễ bị giòn xương.
Thịt chuột
Nhắc đến chuột, nhiều người sẽ chỉ thấy rùng mình chứ ít ai nghĩ rằng đây lại là món đặc sản trứ danh của miền Tây. Khi mùa gặt kết thúc cũng là lúc mùa săn chuột chính thức khởi động.
Người dân sử dụng những cách thức dân dã để chế biến chuột như nướng, chiên giòn... Một số địa phương lại có các món “đặc sản” như chuột giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột rán, chuột sốt cà chua, chuột nhúng giấm…
Người Việt rất cầu kì và sáng tạo khi chế biến được trên 30 món ăn công phu từ thịt chuột.Người Việt rất cầu kì và sáng tạo khi chế biến được trên 30 món ăn công phu từ thịt chuột.Tuy nhiên trong chuột, đặc biệt là trong nước tiểu, thận cũng như các phủ tạng khác của chúng chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn, viêm cầu khuẩn, lao... Trong đó, nguy hiểm nhất là virus dịch hạch.
Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột cũng có thể bị ô nhiễm nặng. Lâu dần, các chất độc sẽ tích tụ dần trong cơ thể của người sử dụng, làm gia tăng khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, ung thư.
Các loại côn trùng
Món ăn từ côn trùng từ lâu đã không còn xa lạ với đồng bào miền núi. Khi được chế biến thành các món ăn đậm chất quê, côn trùng khá kén người ăn nhưng lại hấp dẫn với những thực khách ưa tìm hiểu hương vị mới lạ.
Tùy theo từng mùa mà có các loại côn trùng để chế biến thành những món khác nhau.Tùy theo từng mùa mà có các loại côn trùng để chế biến thành những món khác nhau.Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa... từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.
Thêm nữa, côn trùng bắt ngoài tự nhiên không phải là côn trùng sạch như nhiều người tưởng. Trên thân của chúng chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve… Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không xử lý sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc.
Sứa
Sứa là loài hải sản nhiều tua, thân dạng keo trong suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển, nhiều nhất ở vùng biển lặng sóng. Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như nộm, lẩu, canh,… Nhưng cách chế biến công phu, đặc sắc nhất phải kể đến gỏi sứa đỏ Hà Nội và bún giấm nước Huế.
Sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.Sứa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.Tuy nhiên, thực khách nên lưu ý, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản – tức mùa xuân, mùa hè rất nguy hiểm. Thời điểm này, cơ thể sứa thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Thêm vào đó, sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, đến khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới có thể đem chế biến làm thức ăn.
Hiếu Anh

Tác giả: Hiếu Anh

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP