Từ tỉnh lộ 22 /12, qua cầu sông Mỹ Dương chạy xe theo đường nhựa trước cổng đền Cồn Mô dưới chân núi Yên Ngựa, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân( Hà Tĩnh) là mô hình trang trại kiểu mẫu của ông Dương Thanh Tân, một nông dân nổi tiếng vượt khó sản xuất chăn nuôi giỏi, được bình chọn, cử đi báo cáo thành tích trong các hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu của tỉnh, điểm tham quan học tập rất hấp dẫn về những mô hình mẫu trong xây dựng NTM.
16 hộ dân ở thôn Nam Mới, xã Cường Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã nộp hàng trăm triệu đồng cho xã để mua đất theo chủ trương xét giao đất có thu tiền. Thế nhưng sau hơn 3 năm, tiền thì đã thu nhưng đất vẫn chẳng thấy đâu…
Trung tá Nguyễn Quang Thành, phó trưởng Công an huyện Nghi Xuân, cho biết vào khoảng 23 giờ ngày 29/8, công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã bắt quả tang nhóm người đánh bạc gồm: Lê Văn Thảo (SN 1978), Dương Văn Khanh (SN 1979), Lê Văn Chất (SN 1955), Chu Văn Sâm (SN 1960) và Nguyễn Xuân Thủy (SN 1974).
Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, tôi đã về xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) để tìm gặp người TNXP Điện Biên năm xưa – bác sỹ Nguyễn Văn Thảo. Tiếp tôi là chị Hồ Thị Dương hội trưởng hội cựu TNXP xã Cương Gián. Sau một vài phút giới thiệu, đôi mắt sáng của chị đã ánh lên một niềm vui và niềm tự hào về đồng đội của mình. Lẫn trong tiếng sóng rì rào của vùng quê miền biển, tôi vẫn nghe rành rọt lời kể của chị:
Bác Thảo sinh năm 1934, Quý Tỵ vừa rồi đã ăn mừng tuổi 80 – cái tuổi “xưa nay hiếm” rồi đấy. Từ đầu năm 1953, rời lớp bình dân học vụ, bác gia nhập TNXP và hành quân lên Điện Biên theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tháng 11 năm đó, được biên chế vào C301, rồi C302 đơn vị làm đường và phá bom mìn do đồng chí Vũ Kỳ (nguyên là thư ký của Bác Hồ) làm đoàn trưởng. May mắn hơn nhiều đồng chí khác, bác được vào học một lớp cứu thương để phục vụ sơ cứu cho đồng đội của mình. Cuối năm 1954, sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, bác được đi học một lớp y tá rồi chuyển sang học y sỹ và tình nguyện ở lại phục vụ Tây Bắc 18 năm trời mà lâu nhất là ở huyện Sình Hồ (tỉnh Lai Châu). Vinh dự nhất cho bác Thảo là năm 1972 được về học ở đai học y Thái Bình. Đến năm 1977 ra trường, chuyển về làm bác sỹ ở bệnh viện Việt Nam – Ba Lan ( Nghệ An). Năm 1991 được nghi hưu, bác về quê tiếp tục làm trạm trưởng y tế xã 5 năm liền. Mấy năm nay gia nhập và sinh hoạt trong hội cựu TNXP của xã nhà, bác vẫn phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người TNXP năm xưa.
Từ năm 1995-2000 được coi là thời kỳ hoàng kim đối với lao động nước ngoài ở Cương Gián. Phong trào xuất ngoại nở rộ, nhiều người đổ xô đi tìm “miền đất hứa”. Trong 4 năm 2003-2007, hơn 1.000 lao động được GQVL và có tài khoản riêng bằng con đường này. Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản là những thị trường truyền thống và là “miền đất hứa” của nhiều người dân Cương Gián. Thu nhập của lao động phổ thông tại những nước này luôn ở mức 1.000-2.000 USD/người/tháng; trong đó, chi phí đi đúng ngạch, không qua “cò mồi” xấp xỉ 5.000 USD.
Sáng 20-6, Báo SGGP đã phối hợp với UBND xã Cường Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) trao số tiền 10 triệu đồng của bạn đọc cho thân nhân của đôi vợ chồng bị chết đuối ở thôn Nam Sơn, xã Cương Gián (ảnh).
Sự ra đi đột ngột của vợ chồng anh Dung, chị Loan khiến nhiều người dân bàng hoàng, xót xa. 5 đứa con thơ cùng lúc đội lên đầu 2 vành khăn tang trắng, không biết rồi đây sẽ sống như thế nào.
Cái chết đột ngột của hai vợ chồng anh Lê Văn Dung (SN 1969) và chị Dương Thị Loan (SN 1970) khiến gia đình cũng như người dân xã Cương Gián không khỏi bàng hoàng.
Vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 16-5-2013, trên sông Mỹ Dương, thuộc thôn Nam Sơn, xã Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, anh Lê Văn Dung, sinh năm 1969 và vợ là chị Dương Thị Loan sinh năm 1970, trong lúc đánh cá trên sông bị lật thuyền, không có người cứu vớt, khiến cả hai nạn nhân đuối nước thương tâm.
Chiều 6/4, tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có buổi làm việc với cấp ủy, chính quyền xã để Sơ kết đánh giá 1 năm thực hiện công tác đỡ đầu xây dựng NTM.
Theo đơn tố cáo của người dân, vào một ngày cuối tháng 3/2011, PV về xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và thực sự ngạc nhiên về những chuyện “ngược đời” oái ăm nơi đây.