Teen

Cuộc đời buồn của cô bé bị ‘cướp trinh’ từ tuổi 13

“Em đi lang thang thì gặp một người thanh niên chừng 30 tuổi. Anh ta kêu cho em đi nhờ xe rồi chở thẳng vào nhà nghỉ. Người đó đã cướp đi sự trong trắng của em” – Hoàng Thị My (SN 1990 ở Hà Tĩnh), nghẹn ngào kể lại.


Hoàng Thị My (SN 1990 ở Hà Tĩnh) dáng người thấp, mập mạp không giống chân dung về “gái đứng đường” như tôi vẫn tưởng tượng. Cô gái 23 tuổi, làn da nâu mịn màng bắt mắt. My có cặp môi dầy, đôi mắt sâu đen láy hút hồn người đối diện. Lần thứ 3 bị đưa vào Trung tâm lao động xã hội khiến My thành người có “kinh nghiệm”. Cô không muốn nói chuyện gì về mình, đặc biệt lại là phóng viên. “Em chẳng biết nói gì, chỉ muốn nhanh về nhà. Lần này em quyết tâm về nhà” – My giữ giọng nói, nét mặt đanh đanh. Chúng tôi chúc mừng vì cô sắp hết thời hạn ở Trung tâm thì My rơm rớm nước mắt. Cô làm chúng tối hơi sững sờ vì nghe tiếng lí nhí “em muốn về với bà”.

Bà ngoại là người thân duy nhất của My ở quê nhà. Bà năm nay đã 90, già yếu. “Từ năm 2003, em nói đi làm để mong bà đỡ vất vả. Gần chục năm, em chỉ về thăm bà được vài lần” – My bắt đầu kể về câu chuyện của mình.


Theo lời My, cô vốn là đứa trẻ mồ côi. Từ nhỏ My ở với bà ngoại già yếu. Khi học lớp 7, My bỏ học vì gia cảnh quá khó khăn. Năm 2003, My xin bà ra Quảng Ninh, nơi có mấy chị ở cùng quê đang làm thuê ở đó để kiếm việc làm. Vì ra Quảng Ninh, không tìm được những người cùng quê nên My bắt xe ô tô về Hà Nội.


“Em về bến xe Giáp Bát đã nửa đêm, chẳng biết phải làm gì. Em đang đi lang thang bên đường thì có một thanh niên đi xe máy tới. Anh ta kêu em lên xe, cho đi nhờ rồi chở thẳng vào nhà nghỉ” – My cố nén cảm xúc kể lại.


Người đàn ông chừng 30 tuổi ấy đã “cướp” mất sự trong trắng của My. Kẻ đồi bại hại đời thiếu nữ 13 tuổi xong rồi bỏ đi, bỏ cô lại nhà nghỉ một mình trong sự đau đớn, sợ hãi. My vừa khóc vừa chạy ra khỏi nhà nghỉ.


“Đang vừa đi vừa khóc, em gặp 2 chị phụ nữ. Họ hỏi han và mua bánh mì cho em ăn. Sau khi nghe em kể chuyện, các chị ấy cho em về nhà trọ ngủ qua đêm. Từ đó, em theo nghề của họ” – My ngước nhìn chúng tôi đầy e ngại.


“Em ở khu Giáp Bát. Ban đầu, các chị ấy dẫn em đi khách, hướng dẫn cho em mọi điều. Họ còn mua thuốc cho em tránh thai nữa” – My kể vê quãng thời gian 2 năm “hành nghề bán hoa” của mình.


Sau 2 năm ở khu Giáp Bát, My về Gia Lâm tự thuê nhà trọ ở một mình và “hoạt động” ở khu vườn hoa Gia Lâm, vườn hoa gần phố Tăng Bạt Hổ. “Em ra đứng vườn hoa, đi nhanh thường 300 nghìn, tối đi 3 – 4 khách rồi về. Thỉnh thoảng em cũng gửi được vài triệu về cho bà” – lời My.


Bị cảnh sát bắt trong một lần ở vườn hoa, My bị đưa lên trại khi mới 17 tuổi. Ở đó ra, cô không về với bà mà tiếp tục nghề cũ. “Năm 2008 em bị bắt lần 2, đầu năm 2010 được về rồi sau đó, gần cuối năm em lại bị bắt, lên đây lần này là tăng 3 rồi ạ”. My nói về việc mình bị đưa lên trung tâm giáo dục lao động nhiều lần như chuyện thường ngày vậy.


My tâm sự, đã 18 tháng cô không được về thăm bà. 18 tháng, cô không biết tin tức về sức khỏe của người bà già yếu. “Em chỉ mong được về. Không hiểu sao lần này em mong về sớm, để được về nhà, để được ở bên bà. Người ta nói quá tam ba bận, lần này được ra, em sẽ về quê, cố làm chỗ dựa cho bà trong những tháng ngày tuổi cao, sức yếu” – My rơm rớm nước mắt, cúi gằm lảng tránh ánh nhìn người đối diện.


Ở Trung tâm giáo dục, lao động số 2 Ba Vì, có không ít mảnh đời như My. Các cô gái phải lên “tăng 2, tăng 3” rất nhiều. Được giáo dục, lao động nhưng khi hòa nhập cộng đồng, vì không có nghề nghiệp nên họ lại quay về “nghề cũ”.


* Tên nhân vật đã được thay đổi


Phương mai


Theo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP