Lo ngại “chiêu trò” của thương lái Trung Quốc
Cho đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào trực tiếp lên tiếng phủ nhận hay khẳng định chuyện có hay không thông tin vải Trung Quốc nhập khẩu ngược vào thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại đây là chiêu trò mới của thương lái Trung Quốc gây hại cho nông dân và người tiêu dùng Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa thông tin Trung Quốc xuất khẩu vải ngược vào thị trường Việt Nam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân và người tiêu dùng |
TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất và môi trường phía Nam – Viện nông hóa thổ nhưỡng cho rằng, nếu có chuyện Trung Quốc xuất khẩu vải vào thị trường Việt Nam sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn.
Thứ nhất, người nông dân trồng vải tiếp tục gặp khó khăn. Khác với loại cây ăn quả khác, vải là trái cây có mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch. Vì thế giá vải tăng giảm mỗi vụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân trồng vải.
ỗi mùa thu hoạch người dân trồng vải khu vực lớn như Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) luôn chịu cảnh bị thương lái ép giá, vì thế đời sống người trồng vải luôn gặp khó khăn.
Thực tế, nhiều hộ gia đình trồng vải đang tìm cách chuyển đổi cây trồng vì dù được mùa hay mất mùa họ vẫn chịu thiệt.
“Thời điểm này đã là cuối mùa thu hoạch vải, theo lẽ thông thường giá vải sẽ nhích lên, người trồng vải có thêm thu nhập. Tuy nhiên thông tin vải Trung Quốc nhập ngược vào thị trường Việt Nam sẽ làm nhiễu thị trường, tạo cạnh tranh khiến vải cuối mùa sẽ có xu hướng giảm xuống, ảnh hưởng đến nông dân”, TS Nghĩa phân tích.
Không những thế, thông tin vải Trung Quốc nhập vào Việt Nam còn gây hoang mang cho người tiêu dùng bởi đã có những tiền lệ xấu về trái cây Trung Quốc không an toàn vì dư lượng chất bảo quản. Tâm lý hoang mang dễ khiến người tiêu dùng “quay lưng” với trái vải.
Thứ hai, nếu đúng vải Trung Quốc nhập vào thị trường Việt Nam, TS Nghĩa khẳng định đây là chiêu trò của thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc.
Thực tế Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu vải lớn nhất của Việt Nam, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất lớn. Tiền lệ xuất khẩu vải Trung Quốc chưa từng có từ trước đến nay, vì thế không thể trong thời gian ngắn Trung Quốc có thể trồng vải đủ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam được.
Từ phân tích đó, đặt ra vấn đề quả vải được cho là của Trung Quốc nếu xuất khẩu sang Việt Nam có nguồn gốc ở đâu? Trả lời câu hỏi, TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng vải được gắn mác “made in China” thực chất là vải của nông dân Việt Nam.
“Có thể thương lái Trung Quốc mua vải ồ ạt lúc chính vụ giá thấp sau đó đưa qua biên giới ém hàng cửa khẩu, sau đó phun chất bảo quản giữ cho trái vải tươi. Đến thời điểm cuối mùa giá vải tăng lên, Trung Quốc lại xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá thành cao gấp nhiều lần để thu lợi, khi đó không chỉ người nông dân gặp khó khăn mà người tiêu dùng Việt Nam cũng thiệt hại khi bỏ tiền nhiều nhưng mua loại quả này”, TS nguyễn Đăng Nghĩa dự đoán.
Vải TQ nhập ngược vào VN là thông tin không chính xác
Trước thông tin vải Trung Quốc xuất khẩu ngược vào thị trường Việt Nam, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Kỳ – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vina Fruit) khẳng định: Qua xác minh tại các doanh nghiệp đầu mối rau quả tại các tỉnh cũng như thành viên hiệp hội, thông tin vải Trung Quốc xuất khẩu ngược vào thị trường Việt Nam là không chính xác.
Ông Kỳ cho biết, vào thời điểm đầu vụ vải người dân Việt Nam qua Trung Quốc thấy trái vải vào vụ sớm lạ mắt mua về làm quà biếu với số lượng ít. “Thông tin nhập khẩu vải với số lượng lớn là không có”, ông Kỳ cho biết.
Khuyến cáo người tiêu dùng, ông Kỳ cho rằng người tiêu dùng nên lựa chọn hoa quả trồng trong nước, có kiến thức trong lựa chọn rau củ quả. Vina Fruit cũng đưa ra một số mặt hàng rau quả Trung Quốc thường nhập vào Việt Nam cho gồm lựu, nho, dâu tây, táo tươi, cam, quýt,… cũng như cách phân biệt để người tiêu dùng cân nhắc, đối chiếu khi mua hàng.
Trước đó trả lời trên An ninh Thủ đô, bà Bế Thu Hiền – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Lạng Sơn khẳng định, hiện vải Việt Nam xuất đi Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn mỗi ngày khoảng 100-200 xe. “Cá nhân tôi cho rằng, thông tin vải Trung Quốc dội ngược trở lại thị trường Việt Nam là không chính xác. Vải Việt Nam hiện rất rẻ, thương lái Trung Quốc còn đến tận Lục Ngạn để nhập hàng”, bà Hiền cho biết.
Đại diện Hải quan Lạng Sơn cũng khẳng định, thông tin về vải Trung Quốc dội ngược trở lại Việt Nam, xuất hiện trên thị trường huyện Tân Thanh là không chính xác. Tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, chưa có lô hàng vải nào của Trung Quốc mở tờ khai nhập khẩu vào Việt Nam.
“Chúng tôi khẳng định, từ đầu vụ vải đến nay, không có hiện tượng vải Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ”, đại diện Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Thanh nhấn mạnh.
Tuy nhiên để đảm bảo lưu thông hàng hóa nội địa đảm bảo đặc biệt trước thông tin vải Trung Quốc nhập vào thị trường Việt Nam, Cục Quản lý thị trường cũng đã yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc ở khu vực cửa khẩu xác minh, kiểm tra