Vũ Quang

Vũ Quang: Gỗ lậu ào ào tuồn khỏi khu tái định cư.

Mỗi ngày có hàng chục khối gỗ lậu ở Khu tái định cư (TĐC) xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) được tuồn đến các xưởng cưa và đưa về xuôi tiêu thụ.

Hàng ngày có hàng chục khối gỗ lậu được tuồn về xuôi tiêu thụ (ảnh: Lê Sỹ Thông)

Gỗ lậu ngang nhiên tuồn về xuôi

Nghe tiếng đã lâu về việc gỗ lậu ở xã Sơn Thọ hàng ngày vẫn ngang nhiên được tuồn đến các xưởng cưa và về xuôi tiêu thụ, nhóm PV Tamnhin.net đã quyết định lên đường tìm hiểu thực hư.Cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi ngoài sự ngổn ngang của đất đá từ các công trình là cảnh những chiếc xe lôi (xe máy kéo xe cải tiến), xe bò lốp chở đầy gỗ lậu hối hả ngược xuôi.Từ ngã ba cầu Gãy men theo đường Khe Ná – Chi Lời vào trung tâm khu TĐC chừng 6km chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều chiếc xe lôi và xe bò lốp chở đầy gỗ.
Gỗ lậu chuẩn bị xuất phát về xuôi (ảnh: Lê Thông)Số gỗ này được vận chuyển đến rất nhiều địa điểm khác nhau, thứ thì được lâm tặc vận chuyển thẳng vào nhà, thứ thì được đưa đến các xưởng cưa, còn số nữa thì được “đội ngũ” tài xế này chở đi theo con đường khe Ná – Chi Lời rồi sang thẳng xã Sơn Tây thuộc huyện Hương Sơn.Trong đó con đường được lâm tặc ở đây vận chuyển nhiều nhất là con đường liên huyện từ trung tâm khu TĐC đi thẳng sang Sơn Tây, chỉ dài chừng 3km.Số được chuyển đến các xưởng cưa chủ yếu là gỗ được đưa đi để xẻ ra làm phản.
Gỗ được xẻ ra làm phản (ảnh: Hà Vy )Trong vai những người đi mua gỗ làm phản chúng tôi đã ghé vào một nhà làm mộc ngay cạnh đường hỏi thăm tình hình thì được biết, để mua một bộ phản bằng gỗ De, Sang Vì hai tấm thì rất dễ. Còn mua loại phản hai tấm bằng dỗi thì có “vất vả” và đắt hơn một tí, có giá từ 10 đến 15 triệu đồng/tấm.Chủ rừng là ai?Trước tình trạng trên PV Tamnhin.net đã liên lạc với ông Nguyễn Đăng Táo, hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Vũ Quang thì ông này nói: “Mình đang ở quê nên không biết về tình hình này”.
Gỗ lậu được cất giấu trong bìa rừng (ảnh: Lê Thông)Khi chúng tôi đến Trạm kiểm lâm số 2 đóng tại địa bàn xã Sơn Thọ để nắm tình hình thì chỉ gặp duy nhất một người ở lại trực.Trong quá trình trao đổi thì được người này cho biết: “Hiện tại anh đội trưởng không có ở đây, vì một tuần nay anh ấy có việc gia đình nên đang về giải quyết”.Khi được hỏi về tình trạng gỗ được vận chuyển ra từ khu TĐC rồi đến các địa điểm như trên thì được người này giải thích: “Số gỗ ấy là gỗ được khai thác trong việc giải phóng mặt bằng khu TĐC chứ không phải là gỗ lậu. Còn số gỗ mà những người dân ở đây chở đến các xưởng mộc để làm phản là loại gỗ được vận chuyển ở nơi khác về, hoặc gỗ đã cất lâu đời nay lấy ra để dùng!”.
Hiện vẫn chưa có ai đứng ra nhận mình là chủ rừng ở xã Sơn Thọ (ảnh: Hồ Hà Vy)“Khu vực rừng ở xung quanh khu TĐC có rất nhiều bộ phận quản lí như Vườn quốc gia Vũ Quang, Ban quản lí rừng phòng hộ Ngàn Phố và một số thuộc sự quản lí của Hạt kiểm lâm Vũ Quang”, anh này giải thích thêm.Khi chúng tôi hỏi họ tên và chức danh thì người này nhất quyết không cho và lẳng lặng đi vào trong.Trước thông tin này ông Đào Huy Phiên, giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang khẳng định: “Diện tích rừng nằm trong  khu TĐC xã Sơn Thọ không thuộc vườn quốc gia Vũ Quang”.Còn ông Nguyễn Hữu An, trưởng Ban quản lí rừng phòng hộ Ngàn Phố thì thừa nhận, trong khu vực khu TĐC có một số diện tích rừng do ban quản lí. Nhưng để biết được số gỗ ấy ở đâu cần phải xác định cụ thể, vì rừng do Ban phòng hộ quản lí không thể có loại gỗ to như vậy.Không biết số gỗ được tuồn ra khỏi khu TĐC là do ai quản lí, nhưng chắc chắn với tình trạng trên thì máu rừng vẩn tiếp tục chảy?!

Lê Thông – Hà Vy/Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP