Trong nước

Vụ ô nhiễm của Fomosa: Bộ Y tế làm việc với UBND Hà Tĩnh

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi t rường ở Hà Tĩnh do Fomosa gây ra, chiều ngày 26/7/2016, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc UBND tỉnh Hà Tĩnh về đánh giá tình hình xử lý an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường do ảnh hưởng sự cố ô nhiễm môi trường tại Hà Tĩnh.

hatinh24h
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh Tuấn Dũng.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Tĩnh, từ ngày 06/4 đến nay, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp – PTNT tiến hành lấy 279 mẫu cá và nhuyễn thể các loại và 14 mẫu muối gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia và lấy 35 mẫu nước biển, 38 mẫu nước sinh hoạt và 76 mẫu hải sản biển gửi Viện sức khỏe nghề nghiệp – Môi trường và Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia để theo dõi, giám sát, đánh gia các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân tại các địa bàn liên quan đến sự cố môi trường do Fomorsa gây ra. Đồng thời chỉ đạo triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom, chôn lấp hải sản biển chết, xử lý ằng vôi, Cloramin B khử khuẩn moi trường.

Đặc biệt, nhờ sự chỉ đạo kịp thời của tỉnh, phối hợp triển khai đồng bộ của các ban, ngành liên quan nên trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm có liên quan cá chết.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung tuyên truyền thông tin sâu rộng đến cộng đồng về tình trạng cá chết, nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, không thu gom sử dụng cá chết; hoạt động thanh, kiểm tra đơn ngành, liên ngành về an toàn thực phẩm được triển khai liên tục, tập trung vào các đơn vị sản xuất, kinh doanh thủy hải sản, dịch vụ ăn uống…

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo các Sở/Ngành phối hợp với các địa phương liên quan giám sát sức khỏe người dân; lồng ghép với việc khám sức khỏe là công tác quan trắc môi trường;

Rà soát lại chính sách y tế đối với ngư dân, diêm dân để có chính sách hỗ trợ BHYT; tới đây sẽ quan trắc môi trường liên tục tại một số khu dân cư xung quanh nhà máy để đánh giá có tác động đến sức khỏe người dân hay không; xét nghiệm đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt trước mắt giao cho Viện nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp và môi trường y tế phối hợp với ngành y tế Hà Tĩnh tiến hành lấy mẫu xét nghiệm định kỳ;

Khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, đơn ngành đối với các cơ sở thực phẩm trên địa bàn, chú trọng các cơ sở thu mua, chế biến thủy hải sản, dịch vụ ăn uống

Giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất nước mắm, muối ăn; tiếp tục quan trắc môi trường biển từ đó xác định vùng biển an toàn để người dân có thể yên tâm tắm biển; tăng cường đầu tư trang thiết bị la bô xét nghiệm chất lượng ATVSTP và la bô xét nghiệm nguồn nước cho ngành Y tế để chủ động trong vấn đề xét nghiệm được chính xác và kịp thời;

Thứ Trưởng giao các cục, vụ viện của BYT sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho ngành y tế trong vấn đề xét nghiệm…

Bộ Y tế sẽ giao cho Hội Thầy thuốc trẻ Trung ương chủ động phối hợp với Sở Y tế Hà Tĩnh khám sức khỏe cho Nhân dân vùng biển; nhất trí và ủng hộ chủ trương vấn đề bảo hiểm y tế cho ngư dân; đồng thời đánh giá và công bố về độ an toàn của nước biển trong thời gian sớm nhất để người dân yên tâm, giúp tỉnh trong việc xét nghiệm các lô thủy sản còn tồn đọng cũng như hải sản tươi sống để đưa ra thị trường tiêu thụ…

Phương Linh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP