Kinh tế

Vụ Ngân hàng Vietcombank - Bài 2: Khó khăn chồng chất vì ngân hàng "quyết" kê biên tài sản

Theo như lời ông Nguyễn Phúc Tấn, việc phía Ngân hàng VCB thu giữ, kê biên tài sản đã khiến gia đình ông lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, khó khăn chồng chất. Đã nhiều lần gia đình ông đề nghị với phía Ngân hàng cho ân hạn và trình bày rất rõ ràng phương án trả nợ nhưng vẫn không được phía Ngân hàng đồng ý.

Vietcombank bị tố kê biên, thu giữ tài sản trái pháp luật?

Ông Tấn cho biết, sau khi được giải ngân gia đình ông đã ký hàng loạt các hợp đồng mua bán vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng và lắp đặt công trình được thể hiện qua các hợp đồng mua bán vật tư như: Hợp đồng kinh tế số 01165/HĐKT về việc lắp đặt khung thép, Hợp đồng mua bán thiết bị ngày 18/8/2006; Hợp đồng mua bán kết cấu thép số 17/06/X1/BV – PL ngày 26/7/2006... Với mục đích xây sửa nhà đưa vào cho thuê sinh lời để trả nợ ngân hàng theo hợp đồng cam kết.

VCB cho xây bịt kín cửa chính và niêm phong căn nhà số 44 Liễu Giai

Tuy nhiên vì một số lý do ngoài ý muốn, đó là việc UBND Thành phố Hà Nội ra các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi Giấy phép xây dựng và đình chỉ công trình đang xây dựng dở dang như Công văn số 999/UBND – NNDC ngày 15/02/2007, Công văn số 4836/UBND – ĐCNN ngày 07/09/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội; Công văn số 4330/UBND – TNMT ngày 18/05/2009 của UBND Thành phố Hà Nội; Công văn số 8737/UBND – BTCD ngày 29/10/2010; Công văn số 4246/UBND – TNMT ngày 02/06/2011 và số 10900/UBND – TNMT ngày 15/11/2011…

Vì các quyết định trên và chưa giải quyết dứt điểm nên không thể triển khai dự án xây nhà cho thuê theo tiến độ. Vì vậy, khiến gia đình ông vào hoàn cảnh rất khó khăn trong việc trả lãi cho ngân hàng. Đã nhiều lần gia đình ông đến gặp Ngân hàng VCB trao đổi và đưa ra các biện pháp trả nợ, nhưng đều không được phía Ngân hàng đồng ý.

Đến ngày 25/09/2010, Sở giao dịch VCB cùng với UBND phường Cống vị, Công an phường Cống Vị và Công ty Cổ phần bán đấu giá Hà Nội xuống lập biên bản thu giữ kê biên tài sản bảo đảm toàn bộ căn nhà cùng tài sản của gia đình ông như: dàn điều hòa, lô gỗ (tài sản phục vụ việc xây dựng).

Ông Tấn cho biết: “Phía Ngân hàng còn đuổi khách hàng đang thuê tầng 1 của gia đình chúng tôi ra ngoài (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sao Nam). Đồng thời, cho xây bịt kín cửa chính và niêm phong không cho gia đình chúng tôi vào (khi đó gia đình anh Thoại, chị Phấn đang bận công tác ở nước ngoài không nhận được thông báo). Đến đầu tháng 7/2010, có một trận mưa to, tôi đến để che chắn lô gỗ và điều hòa thì bị người của phía Ngân hàng ngăn cản, hậu quả là nước ngập, tất cả dàn điều hòa 30 bộ, mua từ năm 2006, trị giá hơn 300 triệu bị hư hỏng nặng, lô gỗ lim mua từ năm 2006, trị giá hàng tỷ đồng bị ngập nước nặng nề và nhiều vật tư khác nữa.

Từ khi Ngân hàng kê biên đến nay, Ngân hàng cương quyết không cho chúng tôi bảo quản tài sản của mình, có những lúc trộm vào lấy đồ, chúng tôi đã báo công an phường và thu hồi được xe kéo, vật kéo do niêm phong không được bảo quản đã hư hỏng nặng. Mặt khác, gia đình chúng tôi còn bị khách hàng thuê nhà (Công ty Sao Nam) phạt hợp đồng về việc đơn phương hủy hợp đồng. Gia đình cho rằng, về việc này, phía Ngân hàng có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Vì vậy ông Tấn cho rằng, việc Ngân hàng VCB kê biên tài sản của gia đình ông là trái quy định của pháp luật, xâm phạm chỗ ở hợp pháp của công dân khiến gia đình ông lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, khó khăn chồng chất.

(còn tiếp)

Tác giả: Lê Đại

Nguồn tin: Báo Thương hiệu và Công luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP