Di tích - Thắng cảnh

Viết tiếp bài “Những “góc khuất” ở di tích Đền Chợ Củi”

Sau khi đăng bài “Những “góc khuất” ở di tích Đền Chợ Củi” phản ánh một số “góc khuất” ở ngôi đền linh thiêng ở tỉnh Hà Tĩnh, PV đã có buổi làm việc với lãnh đạo BQL di tích.


>Hà Tĩnh: Những “góc khuất” ở di tích Đền Chợ Củi

“Chưa nắm được có bao nhiêu hòm công đức trong đền”       Ngày 15/2, (13 Tết Tân Mão), PV Tamnhin.net trở lại đền Chợ Củi. Gần ngày Rằm Tháng Giêng, nên khách đến đền vẫn khá đông, có nhiều xe ô tô mang BKS các tỉnh. Chợ vàng mã, đồ lễ, dịch vụ đổi tiền lẻ trước đền vẫn tấp nập. Lư hương trước lớn trước cửa đền ngói bốc nghi ngút. Trong đền, người cúng vái, đọc sớ đông nghịt. Chỉ một lúc, đã thấy hai con ngựa giấy lớn được đưa vào để cúng.      Hỏi lãnh đạo BQL di tích, một người chỉ cho chúng tôi ngôi nhà khang trang nằm phía trái cổng đền.
Ông Nguyễn Sỹ Hoá – Phó Ban quản lý “Tôi chưa đếm nên không biết hiện trong đền có bao nhiêu hòm công đức”Ông Nguyễn Sỹ Hoá – Phó BQL di tích cho biết: Trưởng BQL Đền là ông Tự, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, còn ông là Phó Ban phụ trách trực tiếp. Nhà ông đã 8 đời cha truyền con nối giữ nhiệm vụ này. Hiện ông và một người anh nữa cùng nằm trong BQL di tích.     Về việc có nhiều hòm công đức trong di tích, ông Hoá cho biết: “Do nhu cầu tâm linh của người dân, nên BQL làm nhiều hòm công đức để người dân ủng hộ “giọt dầu” giúp việc cúng tế, tu sửa đền. Mặt khác mỗi bàn thờ một vị thần thánh khác nhau nên phải đặt hòm công đức riêng.
Giữa lòng hồ bán nguyệt này cũng có một hòm công đức. Để bỏ được tiền vào hòm không còn cách nào khác là du khách phải “lội” xuống hồNgoài ra đã có bàn ghi công đức và phiếu ghi nhận tấm lòng hảo tâm của mọi người. PV hỏi ông có biết theo qui định hiện hành mỗi di tích chỉ được đặt một hòm công đức không, ông Hoá bảo không biết. Ông cũng cho biết hiện chưa đếm nên không biết cụ thể trong di tích có bao nhiêu hòm công đức. Số tiền lẻ của người dân là do họ tự đi đổi ở các nơi về làm dịch vụ”.      Theo ông  hiện chỉ có 5 người là thành viên của BQL di tích, còn những người viết sớ, đọc sớ… là do người dân xung quanh tự nguyện đến làm, BQL không biết số lượng cụ thể và không quản lý. Số tiền công đức năm 2010 đền nộp vào ngân sách xã 300 triệu, còn lại BQL giữ lại để phục vụ cho việc tu sửa các công trình trong đền. Qui định cấm đốt đồ mã: “Chưa thấy ai phổ biến”     Về việc đốt đồ mã, ông Hoá cho biết đó là do tâm nguyện của người dân muốn dâng ngựa cho Ngài (Quan Hoàng Mười). PV hỏi ông có biết quy định của Chính phủ cấm đốt đồ mã nơi cộng cộng và di tích lịch sử, văn hoá không, ông Hoá đáp: “Cái đó tôi cũng đã có nghe nói, nhưng chưa biết cụ thể. Hiện vẫn chưa có văn bản hay hướng dẫn nào của chính quyền hay cơ quan chức năng”. (Nghị định 75/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/7/2010 quy định cấm đốt đồ mã nơi công cộng, lễ hội, di tích lịch sử, văn hoá có hiệu lực từ ngày 1/9/2010 – PV).
Một con ngựa như thế này có giá là 300 ngàn. Theo ông Hoá một người mới vào nghề mỗi ngày làm được 2 con.Những cảnh như thế này đang làm mất vẻ đẹp ở đền Chợ Củi    Ông Hoá thừa nhận ngựa giấy được sản xuất ngay tại chỗ, bởi những người địa phương, nguyên liệu gồm tre (vầu), giấy màu. Một người mới làm mỗi ngày cũng có thể làm được 2 con, giá 300 nghìn đồng/con. (Lần trước PV hỏi, một người bán hàng cho biết giá mỗi con 350 nghìn). Khi PV hỏi liệu giá bán như vậy liệu có quá cao so với giá nguyên liệu và ngày công, ông Hoá không trả lời cụ thể, chỉ nói: “Loại vầu này phải đặt mua từ ngoài Bắc”.Quản lý đền: 3 mảngKhi chúng tôi đề cập vấn đề quản lý đền, ông  cho biết: Dịch vụ giữ xe do xã quản lý, và một phần của các gia đình có đất gần đền. BQL đền chỉ phụ trách bên trong đền. PV đề cập việc nhà vệ sinh của đền có thu phí, ông  thừa nhận và nói: “Nhà vệ sinh do có một số người xin vào làm để thu phí dịch vụ, BQL đền cũng không phụ trách”.
3000 đồng cho một lần đại tiện và 2000 dồng cho mỗi lần tiểu tiện mà du khách phải trả khi có nhu cầuKhi rảnh thì người quản lí khu vệ sinh kiêm luôn cả nghề “xem tướng và đọc quẻ” cho kháchBãi gửi xe ngay trước đền này lại do xã quản lýÔng Hoá cũng cho rằng cách quản lý phân tán như vậy là không hợp lý và mong rằng sẽ có một phương án quản lý phù hợp.Đến UBND xã Xuân Hồng để liên hệ làm việc, một nữ cán bộ văn phòng cho biết ông Tự, Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng BQL di tích Đền Chợ Củi đang đi công tác. Chúng tôi xin số điện thoại để liên lạc, nhưng khi gọi thì tổng đài báo số điện thoại đó không có. Trở lại gặp chị cán bộ vừa cho số điện thoại, chị xác nhận số điện thoại đó vẫn liên lạc với ông Tự hàng ngày.
Quang Đại – Hà Vy

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP