Điểm nóng Thế giới

Vì sao Nga nắm quyền kiểm soát Crimea mà không tốn một viên đạn?

 

Một binh sĩ Ukraine cố gắng thuyết phục nhóm binh sĩ Nga rời khỏi căn cứ quân sự của Ukraine tại Balaklava, Crimea hôm thứ Bảy (1/3)

Các nhà lãnh đạo Ukraine nhận ra một thực tế phũ phàng rằng quân đội của họ có trang bị quá nghèo nàn, không đủ sức để tái chiếm Crimea.

Hãng thông tấn AP đưa tin Nga đã nắm quyền kiểm soát bán đảo Crimea hôm 1/3 mà không mất viên đạn nào.

Tờ New York Times cho biết cùng ngày hôm đó, Chính phủ mới của Ukraine đã triệu tập một cuộc họp khẩn đối với hội đồng an ninh quốc gia nước này. Tại đây, các nhà lãnh đạo Ukraine đã nhận ra một thực tế phũ phàng rằng quân đội nước này có trang bị quá nghèo nàn, không đủ sức để tái chiếm khu vực trên bằng biện pháp quân sự.

Crimea là nơi đặt trụ sở chính của Hạm đội Biển Đen – lực lượng đảm nhiệm kiểm soát vùng biển phía Nam của Nga kể từ năm 1873. Khi Ukraine giành độc lập sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga tiếp tục giữ căn cứ này theo một hợp đồng thuê kéo dài tới năm 2042 được ký từ thời Tổng thống bị phế truất Viktor F. Yanukovych.

Đoàn xe quân sự Nga đậu gần thành phố Simferopol, thủ phủ của Crimea

Theo Igor Sutyagin, một chuyên gia quân sự người Nga tại Viện nghiên cứu RUSI tại London (Anh), trong khu tự trị này, quân đội Ukraine chỉ duy trì một lực lượng ít ỏi, vẻn vẹn một lữ đoàn thiết giáp hạng nhẹ khoảng 3.500 người, được trang bị pháo và các vũ khí hạng nhẹ khác, tuy nhiên lại không được biên chế chiếc xe tăng chiến đấu tiên tiến nào của Ukraine. Lực lượng này cũng chỉ có một phi đội tiêm kích Su-27 triển khai tại căn cứ Không quân gần Belbek.

Một quan chức cấp cao của NATO cho rằng Nga chiếm giữ Crimea khá dễ dàng một phần bởi quân đội Ukraine thận trọng trong việc phản ứng trước bất cứ hành động khiêu khích nào, để tránh gây ra những sự can thiệp lớn hơn. Bên cạnh đó, quân đội Ukraine, với những thay đổi liên tục về tướng lĩnh do bất ổn chính trị, cũng đã tuyên bố rõ quan điểm muốn đứng ngoài cuộc xung đột chính trị nội bộ ở Ukraine.

Tổng tham mưu quân đội Ukraine hiện tại, Tướng Mykhailo Kutsyn, vừa được bổ nhiệm vào vị trí này hôm 28/2 sau khi Đô đốc Yuriy Ilyin từ nhiệm và trở về Crimea vì được cho là bị đau tim. Trước đó, Đô đốc Ilyin cũng chỉ giữ chức vụ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi được ông Yanukovych bổ nhiệm ngày 19/2 vì người tiền nhiệm Volodymyr Zamana bị cách chức do không cứng rắn đàn áp người biểu tình. Tất cả những lần thay đổi nhân sự này đều để lại một bài học cho giới chức quân đội Ukraine là không nên liên quan tới chính trị và các cuộc bất ổn dân sự.

Dẫu vậy, theo chuyên gia quân sự Sutyagin, trước quy mô của lực lượng Nga đóng quân tại Crimea, Ukraine vẫn không có kế hoạch phòng bị khẩn cấp trong trường hợp Nga chiếm quyền kiểm soát khu vực này.

Tiêm kích Su-27 của Ukraine
Tiêm kích Su-27 của Ukraine

Theo Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (trụ sở tại Moscow), do các căn cứ thời Liên Xô được xây dựng để hỗ trợ các cuộc chiến tranh trên bộ với phương Tây nên quân đội Ukraine không được bố trí hiệu quả để chống lại một cuộc tấn công từ phía đông. Sự hiện diện quân sự mỏng yếu của lực lượng này ở phía đông đã gây khó khăn cho Ukraine trong việc phản ứng trước bất cứ hành động nào của Nga như ủng hộ các nhà hoạt động thân Nga đang kiểm soát trụ sở hành chính ở Kharkiv, in eastern Ukraine.

Theo website của trung tâm này, quân đội Ukraine hiện có tổng cộng 130.000 binh sĩ thường trực và và lực lượng quân dự bị lên đến 1 triệu người.

Ukraine đã cải cách quân đội một phần kể từ thời Liên Xô. Hiện tại, Ukraine đã tổ chức các hệ thống lữ đoàn để tăng tính linh hoạt và cắt giảm quy mô các lực lượng quân sự. Tuy nhiên, quân đội Ukraine lại thiếu sự đầu tư thỏa đáng và chỉ được trang bị những hệ thống vũ khí đã cũ.

Ukraine đã hoàn tất một số cải cách quân sự theo lời khuyên của NATO nhưng từ khi Tổng thống Yanukovych tuyên bố rằng Ukraine không quan tâm tới việc trở thành thành viên đầy đủ của NATO, việc hợp tác quân sự giữa hai bên đã bị chững lại. Mặc dù vậy, Ukraine cũng đã tham gia một số cuộc diễn tập quân sự với NATO, đóng góp một phần vào việc cử quân lính tham gia vào lực lượng phản ứng của NATO và hỗ trợ phần nào ở Libya.

Nhìn chung, Ukraine được đánh giá là có chất lượng xe tăng nội địa tuyệt vời nhưng chủ lực vẫn là BMP-1, xe chiến đấu bộ binh kết hợp giữa xe bọc thép chở quân và xe tăng hạng nhẹ có từ đầu những năm 1970. Thêm vào đó, tất cả hệ thống phòng không của Ukraine đều sử dụng thiết bị do Nga sản xuất, thuộc thế hệ lạc hậu hơn nên bị đánh giá là yếu kém.

Theo chuyên gia Pukhov, mặc dù quân đội Ukraine thừa hưởng phần lớn các vũ khí từ 3 quân khu của Liên Xô trước đây nhưng tới nay, 22 năm đã trôi qua, trong bối cảnh suy thoái kinh tế liên tiếp và quân đội Ukraine lại không được tiếp nhận thiết bị quân sự mới nào. Hiện nay, lực lượng này có thể nói là khá yếu kém”.

Ngoài ra, tong suốt những cải cách quân sự gần đây của Ukraine, các quân nhân hợp đồng được phép đóng quân gần gia đình, điều này đồng nghĩa rằng rất nhiều sĩ quan cấp thấp tại Crimea cũng là công dân của Crimea, mà trong đó đa phần là người gốc Nga. Vì vậy, họ sẽ có xu hướng thân Nga.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP