Người đương thời

TS. Lê Cảnh Nhạc – Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội

Ngày 4/10 tới, báo Gia đình & Xã hội tròn 15 năm ngày thành lập (4.10.1999 – 4.10.2014). Nhân dịp này, báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với TS. Lê Cảnh Nhạc – Tổng biên tập báo Gia đình & Xã hội- về hành trình phát triển 15 năm qua cũng như định hướng phát triển của Báo trong thời gian tới.

 
Luôn giữ vững được vị trí của mình
+ Được biết, ông là một nhà thơ, nhà văn…nay được biết đến là một tổng biên tập một tờ báo ngành. Tôi cứ băn khoăn câu chuyện, một bên là sự lãng mạn của thơ văn, một bên là nhiệm vụ của một lãnh đạo?

Tên thật:   Lê Cảnh Nhạc

Sinh năm: 1957

Nơi sinh:   Hà Tĩnh

Quê quán: Hà Nội

– Nhiều lúc tưởng như mình phải phân thân để làm tròn trách nhiệm được phân công và các “vai” đầy duyên nợ của cuộc đời đấy. Với thơ văn là sự lãng mạn, trừu tượng và cảm xúc. Với báo chí và công việc quản lý thì luôn phải mạch lạc, cụ thể, thực tế trong tư duy và nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề. Xác định được điều này nên 17 năm làm tổng biên tập ở 3 tờ báo, tôi vẫn bám trụ nhiệm vụ mà vẫn thỏ được với niềm đam mê sáng tác. Từ năm 1996, tôi làm tổng biên tập tờ Vì trẻ thơ, sau đó là Gia đình và Trẻ em. Thng 1/2007 tôi về tờ báo Gia đình và Xã hội, trực tiếp về lãnh đạo tờ báo 8 năm, đến nay đã là hơn một nửa chặng đường trong hành trình 15 năm của báo rồi.
+ Chặng đường của 15 năm qua, chưa hẳn đã là dài nhưng đủ để nói nhiều điều về một tờ báo, thưa tổng biên tập?
– Báo Gia đình và Xã hội ra đời vào thời kì báo chí đang phát triển mạnh mẽ, báo in ở giai đoạn hoàng kim. Đó là một nền tảng bền vững và thuận lợi cho những bước trưởng thành sau này của tờ báo. Năm 2007, tôi về báo và ngay lập tức cho ra đời tờ báo điện tử giadinh.net.vn, bắt kịp xu thế tất yếu của báo chí thời hội nhập. Báo điện tử đến nay vẫn đang phát triển rất tốt, đúng hướng và bắt nhịp với xu hướng tòa soạn hội tụ, đa phương tiện. Điều đặc biệt, Gia đình và Xã hội là một trong những tờ báo trải qua nhiều cơ quan chủ quản nhất. Đầu tiên là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình; sau đó là Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em. Bây giờ thuộc Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình – Bộ Y tế. Dù nhiều đổi thay như thế nhưng suốt chặng đường 15 năm qua, tờ báo luôn giữ vững được vị trí của mình trong lòng độc giả. … Tờ báo cũng là “chiếc nôi” để trưởng thành của nhiều cán bộ. Hiện nay có 4 tổng biên tập, 4 phó tổng biên tập các cơ quan báo chí Trung ương phát triển đi lên từ vị trí Phó Tổng Biên tập và trưởng các phòng ban của báo Gia đình và Xã hội. Đó là niềm tự hào của chúng tôi.
+ Báo in đang gặp rất nhiều thách thức trước các phương tiện thông tin đại chúng khác, trước nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Báo Gia đình và Xã hội hẳn là không tránh được “cơn bão” này? 
– Đúng vậy, đó là xu thế chung của cả thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới báo in dần được thay thế bởi báo điện tử. Riêng với báo Gia đình và Xã hội, chúng tôi vẫn đón nhận những thay đổi và xu hướng mới nhưng đến nay vẫn “vững vàng” với những ấn phẩm báo in. Hiện chúng tôi có 7 ấn phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó đặc biệt là những ấn phẩm riêng cho đồng bào biển đảo, ấn phẩm riêng cho đồng bào dân tộc miền núi với lượng phát hành lên tới 80.000 bản/ kì; các ấn phẩm dành riêng cho các đối tượng là cha mẹ, dành riêng cho lĩnh vực sức khỏ, chăm sóc sức khỏ…Còn báo điện tử vẫn có lượng truy cập đều đặn 1 triệu lượt/ ngày. Xin thưa, đây là tờ báo tự chủ 100% kinh phí hoạt động nhưng từ khi tôi về lãnh đạo tờ báo, lương của cán bộ công nhân viên ở đây chỉ có tăng lên chưa bao giờ giảm cả.
Quy tắc tuyển người không giống ai
+ Báo Gia đình và Xã hội với một sự đặc biệt khi tuyển chọn nhân lực, ông có thể chia sẻ thêm về điều này chứ? 
– Tờ báo phát triển có 3 điều kiện quan trọng, trước hết đó là vấn đề nhân lực, thứ hai là vấn đề chiến lược phát triển và thứ 3 là sự quan tâm của cơ quan chủ quản. Ở ba điều này, chúng tôi đều có những tiêu chí và định hướng rất cụ thể. Về tuyển dụng đội ngũ nhân lực, tờ báo có sự khác biệt so với những đơn vị khác. Ngay từ khi tôi về báo, tôi đã có một quy tắc tuyển người không giống ai, tức là tuyển người từ dưới lên chứ không phải áp từ trên xuống. Ngoài các đợt thi tuyển chặt chẽ, khách quan, các trường hợp tuyển dụng khác, Trưởng phòng sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra đầu vào, thử việc phóng viên, sau đó Phó tổng biên tập chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát nhân lực báo cáo với tổng biên tập… Trưởng phòng có một đặc quyền đó là quyền trả người cho Tổng biên tập, nếu phóng viên không hoàn thành nhiệm vụ…Hoặc trên  cơ sở đó, nếu ai sau 3 tháng không hoàn thành nhiệm vụ thì tự động rút ra khỏi cơ quan.
+ Và đến nay, sau 15 năm, đã có trường hợp nào mà trưởng phòng sử dụng “đặc quyền” này chưa, thưa Tổng biên tập?
– Cũng may, cho đến nay thì chưa có trường hợp nào xảy ra bởi khi xác định tuyển chọn một phóng viên, bản thân trưởng phòng phải đặt uy tín, thậm chí vị trí của mình lên bàn cân. Do đó, họ chịu khá nhiều áp lực trước lãnh đạo cơ quan về sử dụng đặc quyền của mình. Vì thế không thể qua quýt hay có chuyện vị nể bởi các mối quan hệ này khác…Tất cả đều đặt năng lực làm việc lên trên hết. Quy chế làm việc đó định lượng được lao động của phóng viên trong tòa soạn. Nghe thì có vẻ căng thẳng lắm nhưng khi đã nằm trong một hành lang của công việc thì lại thấy thoải mái, tự do và nề nếp.
Tiêu chí nhân văn lên hàng đầu
+ Gia đình và Xã hội là tờ báo chuyên ngành, mang tính đặc thù về dân số- kế hoạch hóa gia đình và y tế. Nhưng cứ nói đến chuyên ngành là nói đến sự khô cứng, dễ ngán… Chủ trương của Tổng biên tập như thế nào để độc giả… không bị chán?
– Đó là một sự thật. Báo Gia đình và Xã hội dành cho đối tượng gia đình, các bậc cha mẹ là chính. Đề cập những vấn đề xã hội dưới giác độ gia đình phải có tiêu chí thời sự, thiết thực và hấp dẫn. Nếu không như thế thì không ai đọc báo của mình. Thông tin cập nhật, hữu ích, cần thiết, bổ sung kĩ năng sống, giá trị thẩm mỹ, giáo dục, nhân văn cộng với cách viết, cách trình bày thu hút…chính là chìa khóa kéo độc giả tới từng bài báo. Chúng tôi không quá chạy theo thời sự mà đặc biệt quan tâm đến những vấn đề “đằng sau tin” – tức là khai thác sâu về một vụ việc, một sự kiện để bạn đọc có được những cái nhìn chiều sâu, khai thác triệt để những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
+ Khai thác “đằng sau tin”? làm thế nào để tránh chạm quá sâu vào đời tư người khác, vô hình trung mang tính giật gân, câu khách…thưa ông?
– Có thể nói rằng, độc giả bao giờ cũng đòi hỏ thông tin mới nhất, càng li kì càng lạ, càng tò mò, càng thích thú. Đó là tâm lý chung. Nhưng để đáp ứng điều đó chúng ta buộc phải tìm kiếm một hướng đi phù hợp nhất. Những vấn đề sau tin, những góc cạnh nho có thể nói là một lối đi riêng của chúng tôi. Các báo có thể đều đưa tin nhưng tìm kiếm những thông tin đằng sau đó thì đòi hỏ phải mất nhiều thời gian, công sức cũng như đầu tư công phu hơn trong tác nghiệp của phóng viên. Tôi thì luôn kiên định với một hướng đi từ trước đến giờ đó là luôn đặt tiêu chí Nhân văn lên hàng đầu trong việc khai thác thông tin. Bất cứ sự việc nào cũng không nên giải quyết dưới góc độ chỉ thỏ mãn nhu cầu, thị hiếu tò mò của độc giả mà luôn luôn phải hướng đến tính giáo dục, thức tỉnh lương tâm và hướng thiện. Chúng tôi hướng đến đánh vào lòng trắc ẩn của người đọc và cố gắng không làm đau người khác bằng những con chữ vô tình. Như vậy mới bền vững và giữ được uy tín trong lòng công chúng.
+ Vâng, xin cảm ơn ông!
  • HÀ VÂN (Thực hiện)

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP