Giáo dục

Tin vui cho toàn ngành Giáo dục

Sáng nay (14/6), với 85,54 % các đại biểu Quốc hội đã đồng ý tán thành thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi). Ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT Việt Nam (VIGEF), nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) - cho rằng, đây là tin vui cho toàn ngành và xã hội.

Ảnh minh họa/internetẢnh minh họa/internet

Lý giải nhận định này, ông Đặng Tự Ân cho rằng:

Thứ nhất, Luật Giáo dục (sửa đổi) đã giải quyết những điều thực tế của giáo dục nay đã còn không phù hợp và bổ sung những vấn đề mới, cập nhật giáo dục Việt Nam và thế giới; kỳ vọng sẽ không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn tạo ra hành lang pháp lý rộng lớn cho giáo dục phát triển mạnh mẽ vào những năm tới.

Thứ 2: Mặc dù ít hơn 5 điều so với Luật cũ, nhưng Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này có nội dung đầy đủ, chi tiết hơn, tạo điều kiện cho toàn dân dễ thực hiện và có tính pháp lý cao hơn các nghị định của Chính phủ hay các nghị quyết của Quốc hội, văn bản dưới luật của các Bộ ngành.

Ngoài ra, Lụât mới còn bổ sung, phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13. Từ đó, người dân dễ hiểu và dễ làm theo đúng luật liên quan tới giáo dục.

Thứ 3: Phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ rõ là các cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học. Quyền đi đôi với trách nhiệm của các cá nhân tổ chức và được lồng ghép vào những điều có liên quan tới giáo dục.

Mục tiêu của giáo dục nhấn mạnh tới sản phẩm của giáo dục cần có tính đặc thù của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Ưu tiên phát triển khả năng sáng tạo, tiềm năng sẵn có của người học. Tức học trước hết phải là phát triển bản thân sau mới là đáp ứng nhu cầu mong muốn của đất nước.

Thứ 4: Nhiều Điều luật có thêm tiêu đề, giúp dễ tra cứu và nhấn mạnh tới nội dung của Điều. Có một số Điều mới nhằm phù hợp với sự phát triển hiện nay ở quốc gia và nhiều điạ phương. Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân, phân trách nhiệm cụ thể thực hiện cho Chính phủ, Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB và XH.

Thứ 5: Luật dành cả hai Điều: 9 và 10 quy đinh về hướng nghiệp và liên thông trong giáo dục - đây là những vấn đề rất nóng và khó thực hiện của giáo dục. Điều 14, ghi cụ thể phổ cập và giáo dục bắt buộc: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bỏ tổ chức Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp ra khỏi cơ sở giáo dục phổ thông.

Ông Đặng Tự Ân

Thứ 6: Luật cũng quy định cụ thể việc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, THPT và cấp văn bằng tốt nghiệp THCS, THPT, tạo điều kiện cho học sinh không bị “ứ lại” trong các cơ sở giáo dục mà có thể sớm ra hòa nhập với cộng đồng.

Thứ 7: Luật có hẳn Điều 32 về Sách giáo khoa GDPT, đáp ứng tức thời việc triển khai chương trình GDPT mới. Cụ thể: Một chương trình nhưng có nhiều bộ SGK; Hội đồng thẩm định SGK do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập; UBND tỉnh, thành phố quyết định lựa chọn SGK cho địa phương; tài liệu giáo dục địa phương do các địa phương soạn và thẩm định nhưng qua Bộ GD&ĐT phê duyệt trước khi đưa vào dạy ở các cơ sở giáo dục.

Thứ 8: Nội dung cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong Luật có quy định thêm trách nhiệm và quyền hạn của Bộ LĐ-TB và XH. Riêng UBND tỉnh ghi rõ và cụ thể hơn 5 nhiệm vụ và không thuộc lính vực chuyên môn giáo dục vốn Luật quy định trách nhiệm thuộc Bộ GD&ĐT.

Thứ 9: Các cơ sở trường tư được quy định cụ thể chi tiết nhằm tạo điều kiện hỗ trợ loại hình giáo dục mới này được phát triển. Đây là sự nhìn nhận của Nhà nước với sự đóng góp không nhỏ cho phát triển giáo dục nước nhà. Có riêng điều 54 về Nhà đầu tư.

Tác giả: Hiếu Nguyễn

Nguồn tin: Báo Giáo dục và Thời đại

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP