Nhà nghiên cứu VHDG Thái Kim Đỉnh đi xa – khoảng trống lớn không dễ gì bù đắp

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, rạng sáng nay (4/2), nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thái Kim Đỉnh đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 92 tuổi. Sự ra đi của Thái Kim Đỉnh – cây đại thụ trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Tĩnh, Nghệ Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung là một tổn thất lớn lao cho nền văn nghệ tỉnh nhà và của cả nước.

Phan Đình Phùng – Ông quan ngự sử ‘gan hùm’

Lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương, lãnh tụ Phan Đình Phùng (1847-1895) xứng đáng là một anh hùng không chỉ của đất Hà Tĩnh dạo ấy, mà danh thơm của cụ, ghi mãi trong sử vàng nước Việt.

Phan Đình Phùng: Ông nghè ngay thẳng, yêu nước

Thời vua Hàm Nghi xuất bôn, ban chiếu Cần Vương, biết bao ông nghè từng ăn lộc nước nhưng lại quay lưng đón vua mới? Trong khi đó, có những ông nghè dám đứng lên kháng Pháp. Trong các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương ở miền Trung thì cuộc khởi nghĩa ở Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh) kéo dài tới 10 năm và là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hơn cả. Thủ lĩnh khởi nghĩa Vụ Quang chính là Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, một ông nghè tính tình ngay thẳng và hừng hực bầu máu nóng yêu nước.

Hà Huy Tập – Người con làm rạng danh quê hương

Từ một thầy giáo giàu lòng yêu nước, Hà Huy Tập đã trở thành lãnh tụ của Đảng Cộng sản, hết lòng tận tụy với Đảng, với dân, nêu tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng chân chính, nhà lý luận sắc sảo của Đảng ta cho đến hơi thở cuối cùng.

Tổng Bí thư Hà Huy Tập với quan điểm phát huy sức mạnh quần chúng

Phong trào Cộng sản thế giới và Việt Nam ở nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX tồn tại không ít quan điểm tả khuynh, tuyệt đối hóa sức mạnh của giai cấp công nông, xem nhẹ vai trò của các lực lượng xã hội khác. Nhưng với TBT Hà Huy Tập thì quần chúng là động lực cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương muốn hoàn thành sứ mệnh của mình thì phải phát triển phong trào quần chúng và lãnh đạo quần chúng.

“Hà Huy Tập – Mãi mãi ngọn cờ chiến thắng”

Bộ VH,TT&DL đã ban hành Quyết định số 1201/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2016 phê duyệt kịch bản văn học Chương trình nghệ thuật “Hà Huy Tập – Mãi mãi ngọn cờ chiến thắng” chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (24/4/1906-24/4/2016) vào sáng ngày 23/4/2016 tại TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Hổ (xã Trường Lộc)

Nguyễn Huy Hổ tự Cách Như, hiệu Hy Thiệu, sinh ngày 21 tháng 8 năm Quý Mão (1783), trong một gia đình khoa bảng tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Danh nhân văn hóa nhà thờ Nguyễn Viết Phúc ở Can Lộc

Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử như Gia phả họ Nguyễn Viết, hai sắc phong của vua Khải Định phong cho Nguyễn Viết Phúc ( hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ), một số câu chuyện dân gian về ông Đô Lối tại địa phương, sách “Địa chí huyện Can Lộc” xuất bản năm 1999 cho chúng ta biết Nguyễn Viết Phúc không rõ năm sinh, năm mất, quê tại làng Thượng Lối, tổng Thượng Nhất, phủ Thạch Hà, nay thuộc xóm Thượng Lội, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thủy tổ dòng họ Nguyễn Viết đến định cư tại làng Thượng Lối, tính đến nay đã có 17 đời trên 400 năm. Ông Nguyễn Viết Phúc thuộc đời thứ ba của dòng họ Nguyễn Viết làng Thượng Lối.

Thái phó Nguyễn Văn Giai (1554 – 1628)

Tiến sĩ Thái phó Nguyễn Văn Giai, sinh năm 1554 người xã Phù Lưu Trường, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An thời Lê trung hưng, ngày nay là xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con cháu dòng họ Nguyễn Văn, một “danh gia vọng tộc” giàu truyền thống hiếu học và nổi tiếng khoa bảng như Trạng nguyên Nguyễn Văn Long, Bảng nhãn Nguyễn Văn Quý, Thám hoa Nguyễn Văn Cẩn ,Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Văn Lâm. Quê hương, gia đình Nguyễn Văn Giai lại rất nghèo. Thân phụ ông là Nguyễn Văn Cùng, một nho sinh nghèo sa cơ lỡ vận công danh khoa bảng đã dồn sức tìm thầy nuôi dạy Nguyễn Văn Giai ăn học với khát vọng vẻ vang đề danh bảng vàng bia đá, rạng rỡ quê hương.

Danh nhân văn hóa Phan Đình Tá (Thị trấn Nghèn)

Nhà thờ và lăng mộ Phan Đình Tá thị trấn Nghèn được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại Quyết định số 1213/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

BÀI ĐỌC NHIỀU

Chê vợ sinh xong tàn tạ, chồng ra ngoài cặp kè nhân tình, ngày ra tòa ly hôn, tôi bỗng nhận được phong thư với nội dung kinh khủng vô cùng

Làm sao có thể ngờ được khi tôi sinh con được hơn một năm thì chồng đã ngoại tình. Ngày tôi bắt quả tang họ dẫn nhau vào khách sạn hú hí, chồng nhìn tôi cười khẩy,ỉ bảo tôi hãy nhìn lại mình đi, soi vào gương xem trông tôi bây giờ tàn tạ thế nào.

TOP