Trong nước

Tăng cường phối hợp quản lý bảo vệ rừng khu vực giáp ranh Hà Tĩnh – Quảng Bình

Ngày 16/11, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Sở NN&PTNT – Ban Quản lý Chương trình UN-REDD giai đoạn II tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở  NN- PTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh. Tham dự Hội thảo có đại diện BQL Chương trình UN-REDD Trung ương, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ và các huyện giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh có nhiều đầu mối giao thông quan trọng lưu thông như Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đặc biệt có Quốc lộ 12 A nối Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) với cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) và lưu thông với nước bạn Lào. Đây là lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội của hai tỉnh nhưng cũng gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó do vùng giáp ranh hai tỉnh chạy dọc theo dãy Hoành Sơn có địa hình phức tạp, hiểm trở và hẻo lánh nên tình hình bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế.

Sau một năm thực hiện theo quy chế phối trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, lực lượng kiểm lâm 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các đợt kiểm tra bảo vệ rừng tại gốc, công tác PCCCR khu vực giáp ranh; xác định vùng trọng điểm khu vực dễ cháy trên khu vực giáp ranh và xây dựng công trình PCCCR (biển tường, biển báo, đường băng cản lửa…). Năm 2016, lực lượng giữa hai tỉnh đã tổ chức 20 lượt phối hợp trao đổi thông tin, tình hình về công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiểm soát khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản ngoài gỗ và động vật hoang dã trái phép; Phối hợp tổ chức 21 đợt kiểm tra rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản đã phát hiện và xử lý 06 vụ vi phạm xảy ra trên khu vực giáp ranh xử phạt vi phạm hành chính 45 triệu đồng, tịch thu 14,3 m3 gỗ các loại. Tại các huyện giáp ranh như: Tuyên Hóa, Quảng Trạch (Quảng Bình) và Hương Khê, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã phối hợp trao đổi thông tin, tổ chức các lực lượng liên ngành gồm hạt Kiểm lâm, UBND các xã và đơn vị chủ rừng trên địa bàn giáp ranh triển khai các đợt kiểm tra, truy quét lâm tặc, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Nhờ đó, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ vi phạm lâm luật được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến rừng và đất rừng.image004

(Lễ ký kết quy chế phối hợp)

Tại hội thảo đại diện lực lượng kiểm lâm 2 tỉnh đã phát biểu, phân tích làm rõ hơn kết quả đạt được, đồng thời chia sẻ những khó khăn, tồn tại trong việc phối hợp quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Trong đó, công tác phối hợp PCCCR nhiều lúc còn bị động; số lần tuần tra song phương còn hạn chế; chưa tổ chức diễn tập cơ chế và diễn tập thực binh chữa cháy rừng giữa các huyện liền kề Quảng Bình và Hà Tĩnh …

Cũng tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, bổ sung vào quy chế phối hợp giữa hai tỉnh. Theo đó, cần tăng cường công tác “bảo vệ rừng tại gốc”, bổ sung trách nhiệm của chính quyền địa phương vào quy chế phối hợp cũng như trong xử lý vi phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biển giáo dục kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân vùng giáp ranh trong công tác quản lý bảo vệ rừng; tăng cường phối hợp trong công tác quản lý khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép khu vực giáp ranh; thường xuyên trao đổi hợp tác và trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm để kiểm soát và ngăn chăn những hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ ở khu vực biên giới giữa 2 tỉnh, các huyện giáp ranh…image006

(Ông Nguyễn Huy Lợi – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Giám đốc Chương trình UN-REDD giai đoạn II tỉnh Hà Tĩnh)

Kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh – Ông Nguyễn Huy Lợi đánh giá cao những kết quả đã đạt được sau 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp và cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập; đồng thời đề nghị, thời gian tới: Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế và Kế hoạch phối hợp đã ký kết của 2 tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh; tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định; xây dựng cơ chế huy động lực lượng phối hợp trên địa bàn giáp ranh; tùy từng thời điểm, tình hình cần thống nhất thành lập các đoàn liên ngành của 2 tỉnh, các huyện, các chủ rừng để phối hợp kiểm tra, truy quét, ngăn chặn; kiểm lâm, chủ rừng vùng giáp ranh cần thường xuyên trao đổi thông tin, phân vùng trọng điểm; định kỳ tổ chức giao ban, sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; tăng cường phối hợp kiểm tra rừng, truy quét, tuần tra kiểm soát lâm sản, PCCCR, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật; tạo điều kiện thuận lợi trong thu giữ, vận chuyể tang vật, phương tiện vi phạm trên vùng giáp ranh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng…

VŨ LONG

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP