Nghi Xuân: Ấn tượng đêm công diễn Trò Kiều

Nằm trong chuỗi hoạt động tuần “Văn hóa – Du lịch” Nguyễn Du, tối ngày 3/12 huyện Nghi Xuân đã tổ chức đêm công diễn Trò Kiều. Tham dự có Giáo sư Phong Lê, chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam; Bí thư huyện ủy Trần Báu Hà;Đồng chí Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện; Phạm Tiến Hưng, PCT UBND huyện cùng đông đảo bà con nhân dân huyện nhà.

Tiên Điền: Công diễn Trò Kiều kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du

Nằm trong chuỗi hoạt động tuần “Văn hóa – Du lịch” Nguyễn Du, tối ngày 27/11 xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân đã tổ chức đêm công diễn Trò Kiều. Đây là loại hình nghệ thuật được sáng tạo từ Truyện Kiều, trong đó lời ca, giai điệu là sự hòa trộn, pha trộn giữa cải lương, tuồng, chèo, ca trù, ngâm, lẩy Kiều và dân ca Nghệ Tĩnh. Người biểu diễn vừa hát, vừa diễn trò.

Huyện Nghi Xuân tổ chức đêm hội trò Kiều

Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 250 ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, tối ngày 27-11, UBND xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tổ chức buổi biểu diễn trò Kiều, thu hút đông đảo khán giả gần xa.

Người có công phục dựng trò Kiều ở Tiên Điền

Cụ Nguyễn Du quê ở xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) là người viết “Truyện Kiều”, thế nhưng trò Kiều lại phát sinh ở huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Vào những năm 1918 – 1920, trò Kiều du nhập về xã Tiên Điền nhờ công của 3 anh em Trần Văn Lan, Trần Văn Thiều và Trần Văn Ân. Trong vòng 20 năm , từ khi được truyền về quê hương cụ Nguyễn Du đến năm 1944, trò Kiều rất thịnh hành . Đêm khuya dù mưa hay nắng hễ nghe tiếng trống trò của Tiền Giáp nổi lên, người làng rủ nhau đi xem nhà trò tập hát . Từ Tiên Điền, trò Kiều đã lan tỏa sang các  xã Xuân Mỹ, Cổ Đạm, Xuân Liên, Xuân Lĩnh… Thế rồi, chiến tranh diễn ra,  kháng chiến chống Pháp bùng nổ phong trào hát trò Kiều ở Tiên Điền tạm lắng. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, tứ năm 1956 – 1965 trò Kiều hồi sinh tiếp tục biểu diễn phục vụ nhân dân. Thời kỳ đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, phong trào diễn trò Kiều một lần nữa vắng bóng cùng với sự nuối tiếc một di sản phi vật thể đã ăn sâu vào lòng dân. Năm 1973, con cháu đội trò Kiều ngày xưa là chị Trần Thị Phượng ( vai Thúy Kiều) và anh Lê Mã Lương ( vai Kim Trọng) biểu diễn trích đoạn “ Từ biệt Kim Kiều”. Rồi kể từ đó, bởi chuyện cơm áo đã lãng quên hoạt động biểu diễn trò Kiều.

TOP