Hoạt động “tín dụng đen” tại Hà Tĩnh, thực trạng đáng báo động

Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra 11 vụ án liên quan đến “tín dụng đen” có tài sản bị thiệt hại hàng tỷ đồng. Điển hình như năm 2014, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh thụ lý điều tra vụ án Trần Thị Phúc, sinh năm 1958, trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tổng tài sản thiệt hại trị giá khoảng 5 tỷ đồng, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt trên 40 bị hại tại các xã thuộc địa bàn huyện Lộc Hà. Trong khi đó năm 2015, liên quan đến vụ án hai vợ chồng Nguyễn Thị Mai (1988) và Nguyễn Cảnh Ánh (1983) trú tại TP Vinh, Nghệ An có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chiếm đoạt số tài sản tổng trị giá trên 200 tỷ đồng, bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An khởi tố điều tra, nhiều bị hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (tập trung tại địa bàn huyện Can Lộc) cũng bị cặp vợ chồng Mai Ánh lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.

Văn phòng Chủ tịch nước khảo sát thực trạng GDMN tại Hà Tĩnh

Ngày (14/10), Đoàn Văn phòng Chủ tịch nước làm việc với UBND tỉnh và Sở GD&ĐT nhằm khảo sát thực trạng giáo dục mầm non tại Hà Tĩnh. Đoàn khảo sát do Trợ lý Phó Chủ tịch nước – Nguyễn Chí Thành làm trưởng đoàn và các thành viên thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hà Tĩnh có 267 trường Mầm non (MN), trong đó MN công lập có 262 trường/263 xã, phường thị trấn, 5 trường tư thục; 421 điểm trường; số nhóm lớp là 2.596, trong đó có 563 nhóm, 2.016 lớp mẫu giáo trong trường MN, 16 nhóm trẻ độc lập tư thục và 1 lớp mẫu giáo tư thục hoạt động đảm bảo các điều kiện quy định. Qua 3 năm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm về công tác PCMN cho trẻ 5 tuổi, Hà Tĩnh đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các điều kiện và tiêu chuẩn, nhiều chỉ tiêu tăng cao so với yêu cầu. Năm học 2014 – 2015, 100% phòng học cho trẻ 5 tuổi đạt quy chuẩn; 100% nhà bếp tại các điểm trường cho trẻ 5 tuổi học đạt tiêu chuẩn ATVSTP; Hầu hết GV dạy lớp 5 tuổi đã ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Trong 10 năm nay các trường GDMN đã thực hiện tốt công tác tổ chức trẻ ăn bán trú, số trẻ ăn bán trú tại các trường MN ngày càng tăng… Sau khi nghe báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, đoàn Văn phòng Chủ tịch nước hỏi thêm về công tác quản lí đối với bậc học MN; tình hình triển khai các thông tư liên bộ của Bộ GD&ĐT đến nay được triển khai ở ngành GD Hà Tĩnh; những khó khăn trong quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia; tình hình CSVC hệ thống trường MN; các chính sách cho giáo viên của tỉnh hiện nay… Kết thúc buổi làm việc, đoàn công tác Văn phòng Chủ tịch nước đánh giá cao sự cố gắng của tỉnh Hà Tĩnh trong các chính sách đầu tư CSVC, chú trọng nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở bậc học mầm non. Tỷ lệ giáo viên, nhân viên y tế ở trường mầm non có số lượng được biên chế cao. Hà Tĩnh cũng tạo điều kiện, bố trí công tác cho giáo viên tại địa phương gần gia đình giúp GV yên tâm giảng dạy.

Hà Tĩnh: Nhức nhối thực trạng chất thải y tế

Từ năm 2007, bằng nguồn vốn hỗ trợ trái phiếu Chính phủ và một số kênh vốn khác, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư lò đốt rác và hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ hiện đại. Những tưởng, sau khi đi vào hoạt động, công nghệ xử lý rác thải đạt chuẩn này sẽ mang lại hiệu quả cao; vậy nhưng, cho đến nay, không ít người dân sống gần bệnh viện vẫn “điêu đứng” vì rác thải.

TOP