Khó thu hồi tài sản tham nhũng và bài toán "khắc phụ hậu quả" những vụ "đại án"

Trong 2 năm trở lại đây, nhiều vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa ra xét xử, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời của pháp luật, cũng như thể hiện không có vùng cấm đối với bất kỳ đối tượng phạm tội nào; “quan sai xử như thứ dân”. Vấn đề đặt ra “khắc phục hậu quả”, thu hồi tiền “khủng” thất thoát trong những vụ án kinh tế, tham nhũng ấy như thế nào lại là bài toán không hề đơn giản.

Cục trưởng Thi hành án Hà Nội: “Không bị tác động bởi quyền lợi riêng tư, lợi ích nhóm”

Ông Lê Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội yêu cầu nêu cao trách nhiệm làm gương của người đứng đầu, xây dựng đội ngũ Chấp hành viên và công chức liêm chính, có phẩm chất đạo đức, không làm sai lệch bản chất vụ việc và không bị tác động bởi quyền lợi riêng tư, lợi ích nhóm.

Nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt trong năm 2019

Bộ Tư pháp đặt mục tiêu, năm 2019 sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; tập trung thi hành để nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt cao hơn năm 2018. Cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự, nhất là trong kê biên, đấu giá tài sản thi hành án.

Đã bắt giữ 3 nghi phạm gây ra vụ cướp hàng chục cây vàng

Tối 9/10, Đại tá Lương Tấn Dĩnh, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Phú Yên, xác nhận, đơn vị đã bắt giữ được 3 nghi phạm trong vụ cướp hàng chục cây vàng ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên xảy ra vào ngày 19/8 vừa qua.

Hơn 1.300 tỷ đồng của cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội có thể không thu hồi được

Bà Phạm Thị Bích Lương- cựu Giám đốc Agribank Nam Hà Nội - bị tuyên buộc liên đới bồi thường gần 1.400 tỷ đồng nhưng đến nay Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội chỉ thu hồi được hơn 1 tỷ đồng. Sau khi xác định bà này hết tài sản, cơ quan thi hành án đã ra quyết định “chưa có điều kiện thi hành án số tiền còn lại” (!).

Bài toán thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế

Những năm qua, các “đại án” kinh tế xảy ra ngày càng nhiều với thiệt hại từ trăm tỉ đồng đến hàng ngàn tỉ đồng, nhưng thực tế việc thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả có khi chưa được số lẻ của thiệt hại.

Tổng Thanh tra Chính phủ nói gì về vụ ông Trần Văn Truyền bị thu hồi tài sản?

“Tài sản tham nhũng được thu hồi trong năm 2012 chỉ đạt 10%, năm 2013 chỉ đạt trên 22%. Việc thu hồi thấp có nguyên nhân tài sản đã bị tẩu tán do việc xử lý vụ án kéo dài… Việc thu hồi tài sản của ông Trần Văn Truyền đang được thực hiện tích cực”. Đó là khẳng định của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh với PV Báo Lao Động bên lề phiên Đối thoại về Phòng chống tham nhũng lần thứ 13 giữa Việt Nam với các quốc gia tài trợ.

TOP