Khoa học

‘Quái vật’ ở Vĩnh Phúc gây xôn xao trên Facebook

‘Quái vật’ ở Vĩnh Phúc gây xôn xao trên Facebook mấy ngày qua rất giống với loài kỳ giông khổng lồ ở Nhật Bản.

  Con vật có hình thù kì dị đăng trên Facebook của người bắt được – Ảnh chụp màn hình Facebook Tùng Nguyễn

Ngày 2.3, một người có tài khoản Facebook là Tùng Nguyễn sống tại TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã đăng lên hình ảnh một con vật màu xám tro đầu dẹp, có 4 chân, trông rất ghê rợn.

Tùng cho biết mình bắt được con vật này ở ao gần nhà, không biết đây là con gì song nhiều người dân trong làng tò mò kéo đến xem. Hình ảnh này ngay lập tức đã nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.

 Hình ảnh “quái vật” này đã gây xôn xao cộng đồng mạng Hình ảnh “quái vật” này đã gây xôn xao cộng đồng mạng – Ảnh chụp màn hình fanpage Beat.vn

Trên một Fanpage Facebook nhiều thành viên, hình ảnh về con vật này đã nhận được gần 2.500 lượt “like” và gần 500 lời bình luận. Nhiều thành viên gọi là “quái vật”, “thạch sùng phiên bản vũ trụ”… và đưa ra hình ảnh trong phim John Carter để ví von. Trong khi đó, một số người khác cho rằng đây là loài kỳ giông Nhật Bản và kèm theo đó là video quay loài vật này đăng trên trang YouTube.

Facebooker Nguyen Son cho rằng, loài này sống rất lâu, trong tự nhiên có thể sống tới 80 năm. Tuy nhiên chúng đang có nguy cơ bị đe dọa.

  Cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về loài kỳ giông Nhật Bản – Ảnh chụp màn hình

Nhiều thành viên đã kêu gọi người bắt hãy thả con vật này về thiên nhiên. Admin của fanpage nói trên bình luận: “Không rõ là khủng long hay là thằn lằn nữa nhưng nhìn đồ vật xung quanh gồm cái mâm với cái thớt chắc dễ dự đoán được kết cục của nó rồi”. Còn thành viên có nickname Bảo Bé Bự bình luận: “Con này giống con kỳ giông trong River Monter vậy. Con này bên Nhật hiếm lắm, người ta bảo vệ còn mình thì lên mâm”.

Theo tìm hiểu của iHay.vn, “quái vật” ở Vĩnh Phúc kia khá giống loài kỳ giông khổng lồ Nhật Bản được giới thiệu trên Bách khoa toàn thư mở – Wikipedia tiếng Việt. Trang này viết: “Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản (tên khoa học là Andrias japonicus). Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc”.

Vũ Ngọc Khánh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP